1. (4đ). Trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.
2. (3đ). Phân tích ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
3. (3đ). Tại sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại?
1. (4đ). Yêu cầu nêu được những ý sau:
* Nguyên nhân:
Advertisements (Quảng cáo)
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá” đường sắt, thực chất là trao quyển kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
* Diễn biến:
– Ngày 10-10-1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
Advertisements (Quảng cáo)
– Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
– Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2-1912), cách mạng coi như chấm dứt.
2. (3đ). Yêu cầu phân tích được những nội clung sau:
– Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Giúp Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Á, nhờ đó giữ vững được độc lập, chủ quyển dân tộc trước âm mưu xâm lược của đế quốc Âu – Mĩ.
3. (3đ). Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á đều thất bại vì:
– Thiếu tổ chức, hoạt động phân tán, chưa kết hợp thành phong trào chung trong cả nước…
– Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
– Kẻ thù còn mạnh…