I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Vì sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được ?
A. Vì xương không dài ra đưọc
B. Vì thiếu chất xương tạo xương mới.
C. Vì hai tấm sụn hoá xương nhanh nên không dài ra được.
D. Vì hai tấm sụn tăng trương ở gần hai đầu xương hoá xương hết nên xương không dài ra được.
Câu 2. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên ?
A. Ngồi học không đúng tư thế.
B. Đi giày, guốc cao gót.
C. Thức ăn thiếu canxi.
D. Thức ăn thiếu vitamin A, C và D.
Câu 3. Do đâu khi cơ co tế bào cơ ngắn lại
A. Do các tơ cơ mảnh co ngắn lại làm cho các đĩa sáng ngắn lại.
B. Do các tơ cơ dày co ngan làm cho các đĩa tối co ngắn.
C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ: lớp tơ cơ mảnh lồng vào lớp tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại và tế bào cơ co ngắn lại
D. Các tơ cơ mảnh xuvên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
Câu 4. Cấu tạo sợi nhánh và sợi trục của noron khác nhau căn bản nhất ở điểm nào ?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Sợi nhánh là loại tua ngắn, sợi trục là loại tua dài.
B. Sợi nhánh có thể gồm nhiều sợi, sợi trục chỉ gồm một sợi
C. Sợi trục có bao miêlin, sợi nhánh kliôim có
D. Xung thần kinh bao giờ cũng đi từ sợi nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.
Câu 5. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?
A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào
B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể
C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.
D. Câu A và B đúng.
Câu 6. Bào quan có chức năng thu nhận, hoàn thiện, phân phổi sản phẩm trong tế bào là:
A. Ti thể B. Lưới nội chất
Advertisements (Quảng cáo)
C. Ribôxôm D. Bộ máy gôngi
Câu 7. Nơron có 2 tính chất cơ bản là:
A. Cảm ứng và hưng phấn
B. Co rút và dẫn truyền
C. Hưng phấn và dẫn truyền
D. Cảm ứng và dẫn truyền.
Câu 8. Cặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm gì?
A. Đặt nạn nhân nằm yên
B. Tiến hành sơ cứu
C. Nắn lại ngay chỗ xương gãy
D. Cả A và B.
II. TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1. Trình bày những điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lỏn và vòng tuần hoàn nhỏ?
Câu 2. Nêu vai trò của gan?
Câu 3. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
A |
D |
A |
D |
D |
D |
D |
II. TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1. Những điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Vòng tuần hoàn lớn |
Vòng tuần hoàn nhỏ |
Xuất phát từ tâm thất trái. |
Xuất phát từ tâm thất phải. |
Máu rời tim là máu đỏ tươi (giàu ôxi) theo động mạch chủ đến các cơ quan. |
Máu rời tim là máu đỏ thẫm (nghèo ôxi) theo động mạch phổi đến phổi. |
Sự trao đổi khí xảy ra giừa máu và tế bào. |
Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và phế nang. |
Sau trao đổi khí, máu trở nên nghèo ôxi đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dướiẳ |
Sau trao đổi khí, máu trở nên giàu ôxi đổ về tâm nhĩ trái của tim bằng các tĩnh mạch phổi. |
Mang khí ôxi cung cấp cho các tế bào và mang khi cacbônic khỏi tế bào. |
Đưa khí cacbônic từ máu qua phế nang để đào thải và nhận khí ôxi cho máu |
Vòng vận chuyển máu dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ. |
Vòng vận chuyển máu ngắn hơn vòng tuần hoàn lớn. |
Câu 2. Vai trò của gan:
– Gan tiết dịch mật đổ vào túi mật để tiêu hoá thức ăn ở ruột non (tá tràng)
– Điều hòa nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn định, dự trữ.
– Khử độc.
Câu 3. Vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. hệ tuần hoàn, hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
Hệ tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải phân
Hệ hô hấp: lấy O2 và thải CO2
Hệ tuần hoàn: vận chuyển ôxi và chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyên CO2 tới phổi, chất thải tới các cơ quan bài tiết
Hệ bài tiết: lọc từ máu các chất thải → bài tiết qua nước tiểu.