Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam – Giới thiệu chiếc nón.
MB:
– Nón lá là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam.
– Chứa đựng trong những nan vành của nón lá là cả cội nguồn của đất mẹ quê cha.
TB:
– Cách đây khoảng ba nghìn năm, nón lá đã được khắc trên thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nón lá ban đầu gắn liền với đời sống nông nghiệp như một phương tiện của người dân trên xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều. Người ta đội nón đi cày, bừa, cấy gặt. Người ta đội nón đi chợ sớm chiều, đi hội hè tế lễ…
– Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá nhưng ít ai để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu.
Advertisements (Quảng cáo)
– Nón lá tuy giản dị nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Với cây mác sắt, người ta chuốt từng sợi tre thành mười sáu nan vành công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy.
– Bên cạnh vành nón, lá sẽ góp phần làm nên chiếc nón đẹp. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho thẳng và láng.
– Cách làm nón: Người ta dùng cái khung hình như kim tự tháp, có sáu cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài mười sáu cây vành tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Nón thường chỉ mười sáu vành tròn làm bằng tre cột vót đều nhau nối lại.
– Đời sống văn minh phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó. Sự không thay đổi ấy ngoài việc làm nên bản sắc dân tộc còn xây dựng cho biết bao mối tình chung thủy của đôi lứa với quê hương.
KB:
– Chiếc nón lá bình dị góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của người Việt Nam.
– Đi qua những năm tháng, đi qua những thăng trầm cuộc sống, nón lá mãi là nghĩa tình, chứa đựng những giá trị hữu hình lẫn vô hình mấy ngàn năm của dân tộc.