Câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dối, biết tấp vào đâu.
Hình ảnh so sánh ở đây có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc sống của người phụ nữ thời xưa thế nào?
MB: – Trong xã hội phong kiến xưa kia, cuộc đời người phụ nữ là chuỗi bi kịch kéo dài.
– Họ chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những câu ca dao và lời ru chan chứa nước mắt.
– Câu ca dao:
Advertisements (Quảng cáo)
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Nằm trong mảng đề tài than thân trách phận.
Advertisements (Quảng cáo)
TB: 1. Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:
– “Trái bần”: thứ trái cây dại thường mọc ở ven sông, ven kênh rạch vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái chín rụng thường trôi bập bềnh theo sóng nước. Ví “thân em như trái bần trôi” là thấm thía đến tận cùng nỗi đau khổ thân phận nghèo hèn của mình.
– Từ hình ảnh “trái bần trôi”, bị “gió dập sóng dồi”… người phụ nữ liên tưởng đến tình cảnh đau khổ, bấp bênh của mình trong thực tại. “Gió dập, sóng dồi” tượng trưng cho những phong ba bão táp của cuộc đời giáng xuống số phận. Dòng sông cũng giống như dòng đời vô định, không thể lường trước được.
2. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh:
– Ngầm chỉ thân phận thấp kém của người phụ nữ nghèo trong xã hội trọng nam khịnh nữ.
– Họ bị lệ thuộc vào hoàn cảnh đầy những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, không có quyền tự quyết, tự chủ vận mệnh của mình.
– Câu hỏi tu từ “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” vừa là nỗi băn khoăn, vừa là lời than thân trách phận ngậm ngùi, đau xót…
KB: – Câu ca dao ngắn gọn, hàm súc, thể hiện tài tình thân phận đáng thương của người phụ nữ nghèo dưới thời phong kiến.
– Ngày nay, câu ca dao trên vẫn gây xúc động cho mỗi chúng ta.