Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 2 lớp 8

Kiểm tra học kì 2 Lịch sử 8: Trình bày cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8: Nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. (4đ). Trình bày cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.

2. (3đ). Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

3. (3đ). Nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)


1. (4đ).

– Cao trào cách mạng 1918 -1923 ở châu Âu:

+ Trong những năm 1918 — 1923, do hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu từ Anh, Pháp qua Đức, Hung-ga-ri đến Tiệp Khắc, Ba Lan,…

+ Nước Đức là một trong những nơi phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất. Ngày 9-11-1918, tổng đình công nổ ra ở Béc-lin, sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và nhân dân thủ đô. Chế độ quân chủ bị lật đổ, nhưng giai cấp tư sản đã giành mọi thành quả của cách mạng, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản ở Đức.

Advertisements (Quảng cáo)

– Quốc tế Cộng sản thành lập:

+ Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu và các nước khác. Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước.

+ Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2-3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập.

+ Quốc tế Cộng sản hoạt động chủ yếu thông qua các đại hội, đặc biệt là Đại hội II (1920), có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Advertisements (Quảng cáo)

2. (3đ). Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 :

– Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới.

– Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

3. (3đ).

Yêu cầu nhận xét theo những nội dung sau:

– Phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi và liên tục.

– Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới nhiều hình thức phong phú.

– Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện nét mới : giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng. Một số đảng cộng sản được thành lập ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920). Trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 2), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4) và ở Phi-líp-pin (tháng 11).

– Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa trên đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra năm 1926 – 1927 (ở In-đô- nê-xi-a) và phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh năm 1930- 1931 (ở Việt Nam). Những cuộc khởi nghĩa này lần lượt bị bọn thực dân đế quốc đàn áp.

– Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX với sự ra đời của các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng lớn trong xã hội (Đảng Dân tộc ở In-đô- nê-xi-a, Phong trào Tha-kin ở Miến Điện,…).

Advertisements (Quảng cáo)