Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 1 lớp 7

Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn có đáp án mới nhất 2021

Kì thi giữa học kì 1 đã tới gần, gửi tới các em tham khảo: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án đi kèm được dethikiemtra sưu tầm và đăng tải chi tiết dưới đây

I.Trắc nghiệm (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng .

Câu 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trần Quang Khải chiến thắng giặc Nguyên Mông ở bến Chương Dương.

B. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

C. Lí Thường Kiệt chống giặc Tống trên bến sông Như Nguyệt.

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 2: Thông điệp nào được gởi gắm đến người đọc qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài)?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.

C. Hãy hành động vì quyền lợi và ước mơ của trẻ em.

D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em được phát triển tài năng sẵn có.

Câu 3: Chữ ‘Thiên” nào trong các từ sau đây không có nghĩa là trời ?

A. Thiên lí      B. Thiên hạ      C. Thiên kiến          D.Thiên danh

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm.

A. Văn biểu cảm chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự .

B. Văn biểu cảm không có lập luận chỉ có những câu thơ biểu hiện cảm xúc.

C. Trong bài văn biển cảm thì cảm xúc được thể hiện trực tiếp.

D. Trong bài văn biển cảm, cảm xúc được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.

II.Tự luận (8.0 điểm):

Câu 5 (3,0 điểm):

Cho câu thơ sau:

                           Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

Advertisements (Quảng cáo)

                          ……..

a. Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện bài thơ. Cho biết tên bài thơ và tác giả của bài thơ vừa chép.

bChỉ ra các từ láy trong hai câu thơ 3 và 4 trong bài thơ trên?

c. Thời điểm miêu tả cảnh đèo Ngang trong bài thơ có gì đặc biệt ?

d. Em hãy so sánh hai cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và ở bài thơ trên?

Câu 6 (5,0 điểm):

Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà em yêu thích

____ HẾT ____

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

1.TRẮC NGHIỆM:(2,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm).

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C D

 II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm).

Câu Nội dung

Điểm

Câu 5 a)

– Chép đủ 7 câu tiếp theo như sgk Ngữ văn 7 (trang 102, tập 1)

– Tên bài thơ: Qua Đèo Ngang.

– Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan.

0,75
b) Từ láy: Lom khom, lác đác. 0, 25
c)

– Thời điểm miêu tả cảnh đèo Ngang  trong bài thơ rất đặc biệt. Đó là thời điểm xế tà. “Xế tà” là khoảng thời gian thường gặp trong thơ có ý nghĩa sâu sắc. Buổi chiều thường gợi nỗi buồn, gợi tâm trạng cô  đơn, lẻ loi. Đối với người xa quê, thời khắc chiều tà thường gợi nỗi niềm tha hương, gợi nỗi nhớ gia đình. Trong bài thơ này góp phần bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.

1
d) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau:

– Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ  “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt.

– Giải thích được nội dung ý nghĩa của hai cụm từ trong từng bài:

+ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn

+ ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ.

– Nếu Bạn đến chơi nhà cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, thì ở bài thơ Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn, lẻ loi, tâm trạng buồn thương, hoài cổ của nhân vật trữ tình.

     1
Câu 6 – Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài vănvăn biểu cảm; bố cục 3 phần rõ ràng; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;

– Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

a. Mở bài:

·         Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

– Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

·         Em thích màu của lá cây,…

·         Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

·         Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

– Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

·         Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

·         Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

– Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

·         Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

 

0,5

4

0,5

     

Bài văn tham khảo

Viết Bài văn biểu cảm về cây chuối

Cây chuối là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với những gia đình ở vùng thôn quê. Quanh làng, xã em hầu như nhà ai cũng có một vài cây chuối sau vườn.

Chuối dễ sống, ít công chăm bón mà lại mang nhiều lợi ích phục vụ cho cuộc sống chính vì vậy, nó phổ biến cũng là điều dễ hiểu.

Người xưa có câu: “trước cau sau chuối”, cây chuối vì thế xuất hiện nhiều ở sau vườn, chứ chẳng mấy khi thấy nó um tùm trước nhà. Chuối sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, và tốt nhất là những nơi ven sông hoặc vùng đất ẩm.

Cây chuối mọc từng cây, nhưng nó thường sống thành 3-4 cây san sát nhau. Chuối sở hữu một màu xanh mướt từ lá đến thân, lá xòe bản to che mát một vùng, thân được tạo bởi các bẹ chuối từng lớp từng lớp bao bọc phần lõi non nhỏ ở trong cùng. Còn nhớ hồi nhỏ, em và lũ bạn thường dùng lá chuối để che mưa, trú mưa…

Cây chuối trưởng thành có thể cao từ 2-3 mét tùy loại, rồi nở hoa, người ta thường gọi là bắp chuối, nó có màu tím trông như hình quả bắp nhưng ú hơn nhiều. Từ bắp chuối sẽ trở thành quả chuối, sắp thành từng nải, mỗi buồng có từ 5, 7 thậm chí 10 nải hoặc hơn nữa. Có một điểm đặc biệt về cây chuối đó là loài cây này không có cành, mỗi thân cây, lá và hoa, quả thôi.

Em rất thích ăn chuối, nhất là chuối lùn, quả to ngọt, mềm, rất dễ ăn, nó lại còn bổ dưỡng nữa. Ở quê em, chuối được ăn như một món tráng miệng quen thuộc mà kể cả người già hay trẻ em đều có thể thưởng thức.

Chuối không chỉ có giá trị bởi quả ngon, bổ dưỡng, mà từ chuối có thể tạo nên nhiều dạng thực phẩm khác như chuối sấy (thành snack), chè chuối, kẹo chuối,… Bắp chuối thì có thể chế biến thành gỏi, nấu canh rất ngon, thân chuối thường được sử dụng làm thực phẩm cho lợn. Trong khi đó, lá chuối để gói bánh, món bánh truyền thống bánh chưng bánh giầy cũng được gói từ lá chuối.

Cây chuối mang lợi ích về kinh tế và nó cũng rất hữu ích cho cuộc sống con người. Còn với em, nó còn như một người bạn. Từ nhỏ em và lũ bạn thân đã biết dựng nên ngôi nhà nhỏ lợp đầy lá chuối, cửa nhà treo đầy dây chuối (được cắt nhỏ theo chiều dọc của thân chuối), rất đẹp, đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Hồi đó chỉ mong đến giờ tan học để chạy về rúc vào ngôi nhà nhỏ bé mà chính bản thân mình trang trí. Cây chuối vì thế gắn với tuổi thơ, nằm trong ký ức đẹp đẽ của em, mà mỗi khi nhớ về em chỉ ước mình được một lần ngắm nhìn lại ngôi nhà bé xinh bằng lá chuối của ngày đó….

Ngày nay, dù xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, người nông dân có đất để làm ăn kinh tế, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp năng suất cao thì cây chuối vẫn hiện hữu đâu đó quanh vườn, sau hè, ven sông. Nải chuối đều đẹp vẫn được người ta sử dụng trên bàn thờ tổ tiên những ngày lễ tết, ngày giỗ, cúng kỵ. Đó vừa là nét đẹp của văn hóa truyền thống vừa là nét đặc trưng riêng của làng quê Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)