Luật giao thông quy định như thế nào đối với người đi xe đạp?… Trích trong đề thi học kì 2 lớp 6 môn GDCD trường THCS Tam Hưng, Hà Nội.
Câu 1 (1,0đ): Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất. (câu 1-câu 4):
1. Để xác định công dân của một nước ta căn cứ vào đâu?
A. Dân tộc. B. Tôn giáo. C. Nơi sinh. D. Quốc tịch.
2. Nguyên nhân nào là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông?
A. Đường xấu.
B. Ý thức của người tham gia giao thông.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Pháp luật chưa nghiêm.
D. Phương tiện giao thông nhiều.
3. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào?
A. 1989 B. 1988 C. 1990 D. 1991
Advertisements (Quảng cáo)
4. Cấp học nào bắt buộc công dân phải hoàn thành?
A. Tiểu học. B. Trung học phổ thông.
C. Trung học cơ sở. D. Đại học.
Câu 2 (1,0đ): Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:
A. Chủ đề | B. Câu nói | Trả lời |
1. Quyền trẻ em | a. An toàn là bạn, tai nạn là thù. | 1- …. |
2. Quyền và nghĩa vụ học tập | b. Học, học nữa, học mãi. | 2- ….. |
3. An toàn giao thông | c. Trẻ em như búp trên cành. | 3- …. |
4. Biển hiệu lệnh. | d. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng. | 4- …. |
Câu 3 (1,0đ): Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với ý kiến của em:
Đúng | Sai | |
1. Nếu có người lạ đến rao bán hàng thì em mời vào nhà ngay. | ||
2. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. | ||
3. Khi bị bạn Nam trêu thì mắng và cãi nhau với bạn ấy. | ||
4. Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. |
Câu 4 (2,5đ): Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền?
Câu 5 (2,5đ): Luật giao thông quy định như thế nào đối với người đi xe đạp?
Câu 6 (2,0đ): Tình huống
Cường là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Cường lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Cường. Biết chuyện Cường chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.
Theo em, Cường đã mắc những sai phạm gì? Nếu học cùng lớp với Cường, em sẽ làm gì để giúp Cường khắc phục những sai phạm đó?