Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

[THCS Tống Văn Trân] thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 6: Trong giai đoạn hiện nay, là một học sinh em cần phải làm gì để giảm thiểu thiên tai, lũ lụt xảy ra hằng năm?

Chi tiết đề kiểm tra chất lượng giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 được trường THCS Tống Văn Trân

Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em

Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên từ là gì?

A. Từ     B. Tiếng      C. Từ và tiếng      D. Câu

Câu 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ láy

A. Chiền chiện    C. Gian lao     C. Lợi lộc      D. Long lanh

Câu 3: Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép?

A. Núi đồi     B. Rực rỡ      C. Đẹp đẽ       D. Dịu dàng

Câu 4: Câu văn “Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại “Có mấy từ mượn?

A. Một từ      B. Hai từ      C. Ba từ       D.  Bốn từ

Câu 5: Nghĩa của từ “lẫm liệt” là

Advertisements (Quảng cáo)

A. Hùng dũng, oai nghiêm     B. Mạnh mẽ, dũng cảm

C. Oai phong, đoàng hoàng      D. Cao lớn, khỏe mạnh

Câu 6: Nghĩa của từ “hèn nhát” được giải thích dưới đây theo cách nào?

(hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức khinh bỉ))

A. Trình bày khái niệm và từ biểu hiện

B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

Advertisements (Quảng cáo)

D. Cả B và C đều đúng

Câu 7: Từ “Chạy” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc

A. Chị ấy chạy ăn từng bữa      B. Cô ấy chạy rất nhanh

C. Hắn đang chạy án               D. Anh ta đang chạy tiền

Câu 8: Các câu dưới đây câu nào dùng từ không chính xác?

A. Kì nghỉ hè này lớp tôi tổ chức đi tham quan

B. Xuân về, cảnh vật như bừng tỉnh sau kỳ nghỉ đông dài

C. Nghe tin ấy tôi bàn hoàn cả người

D. Lớp trưởng rất linh động trong mọi công việc

Phần II. Tự luận

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau”

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.

(Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh)

a. Nêu phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn

b. Tìm chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn văn? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

c. Trong giai đoạn hiện nay, là một học sinh em cần phải làm gì để giảm thiểu thiên tai, lũ lụt xảy ra hằng năm?

Câu 2: (5 điểm)

Em hãy kể lại câu chuyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em

Advertisements (Quảng cáo)