Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Đề 6 Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 6: Qua cách kết thúc truyện Thạch Sanh, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

[Đề số 6] Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Nhận xét về sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão và đưa ra phương hướng phòng chống bão.

I. Phần Đọc – hiểu văn bản: (3,0đ)

1.. Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.  (1,0đ)

2. Kể tên các văn bản truyện ngụ ngôn và truyện cười mà em đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (mỗi loại truyện ít nhất hai văn bản).   (1,0đ)

3.

 a) Trong truyện Thạch Sanh, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Hãy chỉ ra các phương diện đối lập đó?  (0,5đ)

 b) Qua cách kết thúc truyện Thạch Sanh, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì(0,5đ)

II. Phần Tiếng Việt: (2,0đ)

1. Đoạn văn sau đây được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập một), nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãy viết lại cả đoạn văn cho đúng:

       (…) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả Đất Trời, dâng Nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, Nước ngập nhà cửa, Nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

2.

a) Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.  (0,5đ)

b) Việc sử dụng các từ láy đó tạo ra hiệu quả gì? (0,5đ)

III. Phần Tập làm văn: (5,0đ)

Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại cho em một kỷ niệm đáng nhớ. Hãy kể lại kỷ niệm đó.


Advertisements (Quảng cáo)

I. Phần Đọc – hiểu văn bản:

1.

Giống nhau:

– Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.

Khác nhau:

– Nếu mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống thì mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

2.

– Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi

– Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới áo mới

Advertisements (Quảng cáo)

3.

– Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.

– Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

– Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

– Kết truyện Thạch Sanh nhân dân ta muốn gửi gắm thông điệp: mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

II. Phần Tiếng Việt:

1. Thủy Tinh; Mị Nương; đất trời; nước; Sơn Tinh, Phong Châu

2.

– Từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh

– Tác dụng

+ Giúp câu văn trở nên sinh động, dễ hình dung hơn.

+ Diễn tả được sự giận dữ và trận đánh khủng khiếp giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, cũng như hậu quả mà nó để lại.

III. Phần Tập làm văn:

1. Mở bài: giới thiệu về cơn bão và ấn tưởng của em

2. Thân bài

– Kể về trận bão: mưa, gió, sấm chớp, nước cuồn cuộn đổ về,…

– Hậu quả:

+ Quang cảnh thiên nhiên sau cơn bão.

+ Thiệt hại về tài sản

+ Thiệt hại về con người

– Nhận xét về sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão và đưa ra phương hướng phòng chống bão.

3. Kết bài: cảm nhận của em sau khi cơn bão đi qua, mong ước cho  tương lai.

Advertisements (Quảng cáo)