Trang Chủ Lớp 11 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 11

Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) Đề số 3 Chương VIII Hóa học 11 Dẫn xuất Halogen – Ancol – Phenol :Hợp chất (X) có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của phenol tối đa là bao nhiêu ?

Tham khảo đề kiểm tra 45 phút Đề số 3 Chương VIII Hóa học 11 Dẫn xuất Halogen – Ancol – Phenol . Hợp chất (X) có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của phenol tối đa là bao nhiêu ?; Anken nào sau đây khi tác dụng với nước (xúc tác axit) tạo thành một ancol duy nhất?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Đun nóng 10ml ancol etylic \(92^\circ \) (Dancol = 0,8 g/ml) ở \(140^\circ C\) và H2SO4 đặc làm xúc tác thì khối lượng ete thu được là:

A.64 gam.             B.5,92 gam.

C.32 gam.             D.92 gam.

2. Tách nước hoàn toàn hỗn hợp gồm hai ancol thu được hỗn hợp hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau và có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 29,8. Công thức phân tử của ancol là:

A.C3H7OH và C4H9OH.

 B.C2H5OH và C3H7OH.

C.CH3OH và C2H5OH.

D.C2H5OH và C4H9OH.

3. Ba ancol X, Y, Z đều bền và có phân tử khối khác nhau. Khi đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là  3 : 4. Công thức phân tử của ba ancol là:

\(\begin{array}{l}A.{C_3}{H_8}O;{C_4}{H_8}O;{C_5}{H_{10}}O.\\B.C{H_4}O;{C_2}{H_6}O;{C_3}{H_8}O.\\C.{C_3}{H_8}O;{C_3}{H_8}{O_2};{C_3}{H_8}{O_3}.\\D.{C_2}{H_6}O;{C_3}{H_6}{O_2};{C_2}{H_6}{O_3}.\end{array}\)

4. Hợp chất (X) có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của phenol tối đa là:

A.4.                             B.3.

C.2.                             D.1.

5. Nguyên nhân chính làm cho ancol C4H9OH có nhiều đồng phân hơn hiđrocacbon C4H10 là:

A.Do phân tử C4H9OH có nhiều nguyên tử cacbon hơn.

B.Do trong ancol có thêm đồng phân về vị trí nhóm chức.

C.Do C4H9OH có nhiều dạng mạch cacbon hơn C4H10.

D.Do trong ancol có nhóm chức –OH

5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bậc cacbon?

A.Bậc ancol bằng số nhóm chức –OH có trong phân tử.

B.Bậc ancol bằng bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.

C.Bậc ancol bằng bậc của cacbon liên kết với nhóm chức –OH.

D.Bậc ancol bằng số cacbon trong phân tử ancol.

7. Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức, mạch hở, thu được \({n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}.\) Công thức tổng quát của ancol là:

A.CnH2n+1OH      B.CnH2n+2O.

C.CnH2nO.           D.CnH2nOH

8. Anken nào sau đây khi tác dụng với nước (xúc tác axit) tạo thành một ancol duy nhất?

A.CH2=CH-CH2-CH3.

Advertisements (Quảng cáo)

B.CH2=(CH3)2.

C.CH3-CH=CH-CH3.

D.CH2=CH-CH3.

II. PHẦN TỰ LUẬN

9. Chia hỗn hợp 2 ancol no đơn chức, mạch hở, liên tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với natri dư được 0,2 mol H2. Phần 2 đun nóng với H2SO4 đặc được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Lập công thức phân tử 2 ancol.

10. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng thì thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O.

a)Xác định dãy đồng đẳng của 3 ancol và viết công thức tổng quát của chúng.

b)Tính a.

c)Cho 2,3 gam hỗn hợp X tác dụng với natri dư. Tính thể tích H2 thoát ra ở \(27,3^\circ C\), 1atm.

11. Hai chất C và Y bền, phân tử chứa C, H và O. Khi đốt một lượng bất kì mỗi chất đều thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol \({n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = 44:27\). Xác định công thức phân tử của X và Y.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

A

B

Câu

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

D

 II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 9Gọi  công thức tương đương của hai ancol: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}OH\)

Phản ứng xảy ra:

Trong mỗi phần: nhỗn hợp ancol \( = 2{n_{{H_2}}} = 2 \times 0,2 = 0,4\left( {mol} \right)\)

Gọi a, b là số mol của CnH2n+1OH và CmH2m+1OH (m = n + 1)

Advertisements (Quảng cáo)

\( \Rightarrow a + b = 0,4\) (trong mỗi phần).

+ Cách 1.

\(\left( {28\overline n  + 18} \right)\left( {\dfrac{{0,5a + 0,4b}}{2}} \right) = 7,704\)

\(\Rightarrow \overline n  = \dfrac{{12,528 – 1,8a}}{{2,8a + 4,48}}\)

Với \(0 < a < 0,4 \Rightarrow 2,109 < \overline n  < 2,796\)

Vậy công thức 2 ancol: C2H5OH và C3H7OH

+ Cách 2.

Theo đề bài, ta có phương trình:

\(0,25a\left( {28n + 18} \right) = 0,2b\left( {28m + 18} \right) \)\(\,= 7,704\)

Thay m = n + 1 và a = 0,4 – b vào phương trình trên, ta được:      \(n = \dfrac{{5,904 – 4,7b}}{{2,8 – 1,4b}},\left( {0 < b < 0,4} \right)\)

\( \Rightarrow 1,8 < n < 2,1.\) Công thức 2 ancol C2H5OH và C3H7OH.
10. a)Xác định dãy đồng đẳng của 3 ancol:

Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{4,4}}{{44}} = 0,1\left( {mol} \right);\)

         \({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{2,7}}{{18}} = 0,15\left( {mol} \right)\)

Vì A, B và C thuộc cùng dãy đồng đẳng mà khí cháy lại cho \({n_{C{O_2}}} < {n_{{H_2}O}} \Rightarrow \) chúng đều là ancol no, đơnc chức, mạch hở.

Gọi công thức tổng quát là CnH2n+1OH

b)Tính a:

Gọi công thức tương đương của 3 ancol là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}OH\) có \(\alpha \)  mol.

Phản ứng xảy ra:

Theo đề bài, ta có: \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \dfrac{{\alpha \overline n }}{{\alpha \left( {\overline n  + 1} \right)}} = \dfrac{{0,1}}{{0,15}}\)

\( \Leftrightarrow 0,15\overline n  = 0,1\overline n  + 0,1 \)

\(\Rightarrow \overline n  = 2\)

Suy ra: nO trong hỗn hợp  \(x = \alpha  = {n_{{H_2}O}} – {n_{C{O_2}}} = 0,15 – 0,1 \)\(\,= 0,05\left( {mol} \right)\)

Cách 1.

Ta có: \({n_{{O_2}}}\)phản ứng \( = 1,5\overline n \alpha  = 1,5.2.0,05 = 0,15\left( {mol} \right)\)

Áp dụng ĐLBTKL cho phản ứng (1) ta có:

\({m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}\)

\( \Rightarrow a = {m_X} = \left( {{m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}} \right) – {m_{{O_2}}} \)\(\,= \left( {4,4 + 2,7} \right) – 0,15.32 = 2,3\left( {gam} \right)\)

Cách 2. Dựa vào công thức tương đương của hỗn hợp X:

Gọi công thức tương đương của 3 ancol là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}OH\).

Ta có: \(a = {m_X} = {n_X}.{\overline M _X} = 0,05\left( {14\overline n  + 18} \right) \)\(\,= 0,05\left( {14.2 + 18} \right) = 2,3\left( {gam} \right)\)

c)Tính \({V_{{H_2}}}\):

Vì cả 3 ancol đều là đơn chức nên:

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{1}{2}\)nhỗn hợp \( = \dfrac{1}{2} \times 0,05 = 0,025\left( {mol} \right)\)

Mà: \(n = \dfrac{{pV}}{{RT}}\)

\(\Rightarrow {V_{{H_2}}} = \dfrac{{nRT}}{p} \)

 \(\;\;\;\;\;\;= \dfrac{{0,025 \times 0,082 \times \left( {273 + 27,3} \right)}}{1}\)

\(\;\;\;\;\;\;\;= 0,616\) (lít)

11. Gọi công thức tương đương của hai chất X và Y là: CxHyOz

Theo đề bài, ta có: \(\dfrac{{44\alpha x}}{{9\alpha y}} = \dfrac{{44}}{{27}} \Leftrightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{1}{3}\)

Công thức phân tử của X và Y: (CH3)nOz

Mà: \(3n \le 2n + 2 \Leftrightarrow n \le 2\)

+) Khi n = 1: CH3Oz (loại)

+) Khi n = 2: C2H6Oz (nhận). Vì X, Y đều bên nên z = 1 hoặc 2

Vậy công thức phân tử của hai chất là C2H6O và C2H6O2.

Advertisements (Quảng cáo)