Chương 2 bài : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Giải bài C1, C2, C3 trang 60; bài C4, C5, C6, C7 trang 61 SGK Vật Lý 6
– Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Lưu ý: Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chức bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra. Do đó sự nở của chất lỏng mà chúng ta quan sát được trong thí nghiệm được gọi là sự nở biểu kiến, trong đó sự nở của bình không được tính đến. Tuy nhiên, ở trình độ lớp 6 không cần phân biệt sự nở biểu kiến và sự nở thật của chất lỏng.
Hướng dẫn giải bài tập trang 60,61 Vật Lý 6:
1.Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích.
Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
2.Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng?
Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi co lại
3.Hãy quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét.
Advertisements (Quảng cáo)
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
4. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Thể tích nước trong bình (1)……. khi nóng lê, (2)……… khi lạnh đi
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3)……..
Advertisements (Quảng cáo)
Các từ để điền:
– Tăng
– Giảm
– Giống nhau
– Không giống nhau
Đáp án: (1) Tăng; (2) Giảm; (3) Không giống nhau
5. Vì sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm?
Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
6. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu trả lời này khá phức tạp, vì liên quan đến áp suất của chất khí trên mặt thoáng của chất lỏng chứa trong chai. HS lớp 6 chưa được học áp suất nên chỉ có thể trả lời một cách đơn giản là: “Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt”, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.
Bài C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.