Trang Chủ Lớp 6 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 6

Đề kiểm tra học kì 1 môn sinh lớp 6 năm 2015 mới nhất (Cà Mau)

Đề kiểm tra học kì 1 môn sinh lớp 6 năm 2015 mới nhất của trường THCS Cà Mau có đáp án và thang điểm chi tiết.

SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: SINH HỌC LỚP 6

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Năm học: 2015 – 2016

1: (2đ)

Advertisements (Quảng cáo)

Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?

2: (3đ)

Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó. Nêu điểm giống và khác nhau giữa các củ: gừng, khoai tây, su hào?

Advertisements (Quảng cáo)

3: (2đ)

Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?

4: (1đ)

Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được không? Vì sao?

5 (2đ)

Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: SINH HỌC 6 – HỌC KỲ I

Năm học: 2015-2016

1 (2đ)

– Miền trưởng thành: dẫn truyền   (0,5đ)

– Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng  (0,5đ)

– Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra  (0,5đ)

– Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ  (0,5đ)

2 (3đ)

* Có 3 loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò. (0,5đ)

* Ví dụ:

– Thân đứng:

+ Thân gỗ: ổi, nhãn, bưởi,… (0,25đ)

+ Thân cột: dừa, cau,.. (0,25đ)

+ Thân cỏ: lúa, ngô,… (0,25đ)

– Thân leo:

+ Leo bằng thân quấn: mồng tơi, đậu ván. (0,25đ)

+ Leo bằng tua cuốn: bầu, bí, mướp,… (0,25đ)

– Thân bò: dưa hấu, rau má,… (0,25đ)

* Nêu điểm giống và khác nhau giữa các củ: gừng, khoai tây, su hào

– Giống nhau: Có chồi ngọn, chồi nách phình to, chứa chất dự trữ (0,25đ)

– Khác nhau:

+ Củ gừng: hình dạng giống rễ, nằm dưới mặt đất → thân rễ (0,25đ)

+ Củ khoai tây: hình dạng to, tròn, nằm trên mặt đất

→ thân củ (0,25đ)

+ Củ su hào: hình dạng to, tròn, nằm dưới mặt đất

→ thân củ (0,25đ)

3 (2đ)

– Nước do rễ hút lên, chỉ một phần nhỏ được cây dùng chế tạo chất hữu cơ, còn phần lớn thoát ra ngoài qua lá. (1,0đ)

– Sự thoát hơi nước tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá. Ngoài ra, còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát khi trời nắng gắt và nhiệt độ cao đốt nóng lá. (1,0đ)

4 (1đ)

– Những thân non có màu xanh có tham gia quang hợp. (0,5đ)

– Vì: trong tế bào của nó cũng có lục lạp chứa chất diệp lục. (0,5đ)

 

5 (2đ)

– Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo. (0,5đ)

– Người ta trồng khoai lang bằng dây (thân):

+ Sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, chọn những dây bánh tẻ (không già và không non) (0,5đ)

+ Cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã được chuẩn bị trước. (0,5đ)

– Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn. (0,5đ)

 

Advertisements (Quảng cáo)