1. Để xây dựng một chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc gì? Những việc làm trên của Khúc Hạo có ý nghĩa gì?
2. Kể tên những cuộc khởi nghĩa và cuộc kháng chiến lớn trong thời kì Bắc thuộc. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó?
3. Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 983?
1. Để xây dựng một chính quyền tự chủ họ Khúc đã làm những việc gì? Những việc làm trên của Khúc Hạo có ý nghĩa gì?
Để xây dựng một chính quyền tự chủ, họ Khúc đã làm những việc: Khúc Hạo đã làm được nhiều việc lớn:
– Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
– Xem xét và định lại mức thuế.
– Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
-Lập lại sổ hộ khẩu.
Những việc làm trên của Khúc Hạo có ý nghĩa:
– Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xoá bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.
Advertisements (Quảng cáo)
– Những việc làm đó chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
2. Kể tên những cuộc khởi nghĩa và cuộc kháng chiến lớn trong thời kì Bắc thuộc. Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó?
* Những cuộc khởi nghĩa và cuộc kháng chiến lớn trong thời kì Bắc thuộc:
– Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
– Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
– Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
– Triệu Quang Phục giành lại độc lập (năm 550).
Advertisements (Quảng cáo)
– Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
– Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 794).
– Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
– Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 – 931) của Dương Đình Nghệ.
– Kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó:
Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
3. Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 983?
– Nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta:
– Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta bởi vì: đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọ phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.
+ Do tài mưu lược của Ngô Quyền trong việc sử dụng nghệ thuật thuỷ chiến.
– Ý nghĩa lịch sử:
– Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
– Mở ra một thời kì mới – thời kì xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
– Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta trên miền đất của Tổ quốc, tạo thêm niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.