Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Thi kì 1 môn Lý lớp 8: Một vật chuyển động so với vật mốc khi nào?

Một vật chuyển động so với vật mốc khi nào?; Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là bao nhiêu? … trong Thi kì 1 môn Lý lớp 8. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3,0đ)

Hãy chọn  phương án trả lời đúng trong các câu sau:

1. :Một vật chuyển động so với vật mốc khi:

A. Khoảng cách so vật mốc thay đổi.

B. Thời gian so với vật mốc thay đổi.

C. Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi.

D. Vận tốc so với vật mốc thay đổi.

2.:  Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:

A. 19,44m/s                              B. 15m/s

C. 1,5m/s                                 D. 2/3m/s

3. Mặt  lốp xe ô tô, xe máy có khía rãnh để:

A. Tăng ma sát                                B. Giảm ma sát

C. Tăng quán tính                            D. Giảm quán tính

4.: Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều

5. Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20 N. Nhúng chìm quả nặng vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

 A. Tăng lên                         B. Giảm đi

C. Không thay đổi                    D. chỉ số 0

6.: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở:

A. độ cao khác nhau.                                      B. cùng một độ cao.

C. chênh lệch nhau.                                        D. không như nhau.

II.Tự Luận:( 7,0đ)

Bài 1: (1,0đ) Thế nào là chuyển động đều? Cho ví dụ?

Bài 2:(1,0đ) Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo của xe tải 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000 N)

Bài 3:(2,0đ) Một bể cao 2m chứa đầy nước.

a) Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bể.

b) Tính áp suất của nước tác dụng lên một điểm cách đáy bể 40cm?

Bài 4: (2,0 điểm) Treo một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1=5N. Khi nhúng vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P2=3N.

a. Tính lực đẩy Ac- si- mét tác dụng vào vật  .

Advertisements (Quảng cáo)

b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết dN =10.000N/m3

Bài 5: (1,0đ) Khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao?


Trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

Chọn

C

C

A

 D

B

B

Tự luận:

1. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Ví dụ:  Chuyển động của kim đồng hồ

2.

3. Tóm tắt:

dN =10.000N/m3

h = 2 m , h1= 40cm=0,4m

p = ?

Giải: 

a) Áp suất của nước tác dụng đáy lên bể:

                p = d.h

                   = 10000 . 2 = 20000 (N/m2)

b) Áp suất của nước tác dụng lên điểm cách đáy bể 40cm:

                p = d.h2 = d. (h – h1)

                   = 10000 . 1,6 = 16000 (N/m2)

4. Tóm tắt

P1=5N.

P2=3N.

dN = 10000N/m3

FA = ?    N

V = ?    m3


Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật là:

    FA =  P1– P2= 5 -3=2N

Thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ là:

    FA =  d.V => V =FA/d = 2 / 10000 =0,0002m3

5.  Vì diện tích tiếp xúc giữa tấm ván và mặt bùn lớn hơn giữa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên đó thì áp suất gây ra trên mặt bùn được giảm đi và do đó mặt bùn đỡ bị lún so với khi không có ván.

Advertisements (Quảng cáo)