Ý nghĩa khái quát của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (Sách Ngữ văn 9, Tập 1).
– Bài thơ Ánh trăng là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về với cuộc sống hoà bình. Sông, đồng, biển, rừng là hình ảnh tượng trưng nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. Thành phố là môi trường mới, là vùng đất mà trước đây những người kháng chiến không đặt chân tới.
– Môi trường mới, tiện nghi mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên, xa dần với quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng như cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm, suy thoái về đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thủy chung với quá khứ, với những điều tốt đẹp của quá khứ.