Thi – kiểm tra kì 1 môn Văn lớp 6 – THCS Nam Điền có đáp án năm 2016: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến?
I/ Phần trắc nghiệm:
1: Định nghĩa về truyền thuyết
A. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật tưởng tượng, kỳ ảo
B.Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
C.Truyền thuyết là những truyện luôn có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; và thông qua các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo để giải thích nguồn gốc các sự kiện.
2: Các từ: Nguồn gốc, con cháu, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. Thuộc kiểu cấu tạo từ nào.
A. Từ đơn
B.Từ đơn đa âm tiết
C.Từ ghép
D.Từ láy
3: Giải thích nghĩa của từ: Tráng sĩ
A. Người có tài lớn thời xưa.
B.Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
C.Người lính thời xưa.
D.Vạm vỡ, to lớn.
4: Phần kết thúc truyện “Thạch Sanh” nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
A. Sự trừng phạt đối với tội ác của mẹ con Lý Thông.
B.Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời
C.Thể hiện công lý xã hội
D.Cả A, B, C
5: Danh từ là gì?
A. Là những từ dùng để gọi tên
B.Là những từ miêu tả sự vật, hiện tượng
C.Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm
D.Cả 3 trường hợp trên đều sai.
6: Xem xét câu thơ sau mắc lỗi gì?
Advertisements (Quảng cáo)
“Ai vô Phan rang, phan thiết
Ai lên Công tum, tây nguyên, đắc lắc”
A. Lỗi dùng từ.
C.Cả hai trường hợp A, B.
B.Lỗi chính tả
D.Lỗi dùng dấu ngắt câu
7: Các truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ” Thầy bói xem voi” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
C.Truyện cổ dân giang.
B.Truyện truyền thuyết
D.Truyện ngụngôn.
8: Chức vụ ngữ pháp điển hình của danhtừ là:
A. Làm vị ngừ
B.Làm định ngữ
C.Làm chủ ngữ
D.Làm bổ ngữ.
9: Truyện “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B.Truyện cổ dân gian
Advertisements (Quảng cáo)
C.Truyện cười
D.Truyện ngụ ngôn.
10: Các từ: “Những, các, mọi, từng, tất cả” thuộc từ loại:
A. Số từ
C.Lượng từ
B.Danhtừ
D.Cả A, B, C đều sai.
11: Cho các cụm từ “Viên quan ấy, cánh đồng kia, cha con nhà nọ” các từ: Ấy, kia, nọ thuộc từ loại nào?
A. Địnhnh từ
C.Chỉ từ
B.Danhtừ
D.Lượng từ
12: Chức vụ ngữ pháp điển hình của động từ trong câu là:
A. Chủ ngữ
C.Vị ngữ
B.Định ngữ
D.Bổ ngử
II. Tự luận:
1a. Thế nào là truyện ngụngôn?
b. Kể tên các truyện ngụngôn mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
2 a. Thế nào là danh từ?
b. Hãy tạo thành cụm danhtừ cho các danhtừ sau: Mưa, ngôi nhà.
c. Đặt câu với hai cụm danhtừ vừa tạo thành?
3.Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
B |
C |
B |
D |
C |
B |
D |
C |
C |
C |
C |
C |
II. TỰ LUẬN
a/ Truyện ngụ ngôn Là truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b/ Tên các truyện ngụngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
2 (1,5 điểm)
a. Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.
b. VD
– Ngôi nhà màu xanh ấy
– Một trận mưa to
c. Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành
3. Tập làm văn
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”