Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Thi học kì 1 môn Văn lớp 6 của Phòng GD&ĐT Bến Cát năm 2016 có đáp án

Thi – kiểm tra kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn có đáp án – Phòng GD&ĐT Bến Cát:  Truyện ‘Ếch ngồi đáy giếng’ ngụ ý phê phán,khuyên răn ta điều gì? (1 đ)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN CÁT

ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM 2016 – 2017

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6

Thời gian làm bài 90 phút

A.Phần trắc nghiệm: (3điểm )

HS đọc kĩ rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D em cho là đáp án đúng nhất.(Mỗi câu đúng đạt 0,25đ)

Câu 1: Người xưa dùng trí tưởng tượng để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì?

A. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt.

B. Kể chuyện cho trẻ em nghe.

C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác.

D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên.

Câu 2 : Trong các cụm danh từ sau, cụm từ nào có đủ cấu trúc 3 phần: phần đầu, phần trung tâm,phần sau?

A. Những chiếc thuyền buồm    C. Một chiếc thuyền buồm

B. Những chiếc thuyền     D. Một chiếc thuyền trên sông

Câu 3 :Các từ: ” vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, gió” thuộc từ loại nào?

A. Đại từ    B. Danh từ     C. Động từ           D. Tính từ

Câu 4: Các từ “ kia , ấy, nọ” thuộc từ loại nào?

A . Danh từ     B.   Động từ   C. Chỉ từ              D. Tính từ

Câu 5: Nhân vật “Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật bất hạnh

B  Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ

Advertisements (Quảng cáo)

C.  Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch

D.  Nhân vật là động vật

Câu 6 : Truyện nào sau đây không phải truyện ngụ ngôn?

A. Ếch ngồi đáy giếng    B. Cây bút thần

B. Thầy bói xem voi       D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu 7 : Tên người, tên địa lý Việt Nam được viết hoa như thế nào ?

A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng

B.Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên

C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng

D. Không viết hoa tên đệm của người

Câu 8 : Sau lần giải câu đố cuối cùng, em bé được vua ban thưởng những gì?

A. Phong trạng nguyên      B. Nhận làm phò mã

C. Xây dinh thự bên cạnh hoàng cung cho em ở  D. Phong trạng nguyên, xây dinh thự cho em ở.

Câu 9 : Chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc có ý nghĩa gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

A. Không muốn đánh giặc bằng vũ khí thô sơ

B. Đánh giặc cần lòng yêu nước,nhưng cần cả vũ khí sắt bén để đánh giặc

C. Muốn chứng tỏ sức mạnh phi thường của mình

D. Muốn thể hiện mình là người tài giỏi, có thể điều khiển được cả ngựa sắt .

Câu 10 : Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”?

A. Nên nghe nhiều người góp ý.

B. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên.

C. Phải tự chủ trong cuộc sống,tiếp thu có chọn lọc ý kiến người khác.

D. Không nên nghe ai.

Câu 11. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì?

A.Tiếng Hán          B.Tiếng Pháp        C.Tiếng Anh                  D.Tiếng Nga.

Câu 12: Qua các sự việc trong truyện “Thầy bói xem voi”nhân dân ta muốn tỏ thái độ gì?

A.Phê phán sự hồ đồ của các thầy bói                 B.Châm biếm những kẻ không biết nhìn nhận vấn đề

C.Phê phán những kẻ ích kỉ                                 D.Châm biếm những kẻ tham lam

B.TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 : Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn ta điều gì? (1 đ)

Câu 2 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.(6 đ)


ĐÁP ÁN,BIỂU ĐIỂM  MÔN NGỮ VĂN 6

A-Phần trắc nghiệm ( 3 điểm)

Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm

 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D D B C B B A D B C A B

B. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 13: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn

-Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang. (0.5đ)

– Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo (0.5đ

Câu 14 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến

BÀI LÀM

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm “lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: “Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: “Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo…”. Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

Advertisements (Quảng cáo)