Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 Văn, Địa, Lý, Anh tuyển chọn năm 2016

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn, Địa Lý, Vật Lý, Tiếng Anh năm học 2016 – 2017.

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1

MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6

Năm học 2016 – 2017

Thời gian làm bài 60 phút

ATRẮC NGHIỆM:(3đ)

I. Chọn câu trả lời đúng cho những câu sau:

1:. Một quả cầu có khối lượng là 100g thì trọng lượng của nó là:

A.1N          
B.10N        
C.100N            
D.1000N

2: Lực đàn hồi có đặc điểm ?

A. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
B.Độ biến dạng giảm thì lực đàn hồi tăng.
C.Không phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
D.Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

3: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn vì nó:

     A. Chịu lực nâng của mặt bàn.                  
C.Chịu tác dụng của trọng lực.
B.Chịu tác dụng của hai lực cân bằng.     
D.Không chịu tác dụng của lực nào.

4: Lực kế dùng để làm gì ?

A. Đo lực         B. Đo thể tích vật.

C.Đo khối lượng vật.    D. Treo vật.

5.Đơn vị dùng  đo độ dài là?

A .  cm3      B.  Kg        C.  m          
D.ml

6: Một xe tải có khối lượng 4,5 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn ?

A.450 N       ;    
B.4500 N       ;    
C.450000 N       D.  45000 N

7.Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là:

A . D= m:V        
B.P=10.m      C. d=P:V          
D.m =P:10

8. Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực nam châm hút đinh sắt

B.Lực gió thổi vào cánh buồm của thuyền làm thuyền chạy.

C.Lực hút của trái đất.

D.Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi .

9. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 40cm3 nước để đo thể tích của một   hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 76cm3. Thể tích của hòn đá là:

A. 40 cm3    B.36 cm3     
C.116 cm3         
D.76 cm3

10: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì ?

A. Chỉ cần dùng một cái cân.

B.Chỉ cần dùng một lực kế.

C.Cần dùng một cái cân và bình chia độ.

D.Chỉ cần dùng một bình chia độ.

11: Trọng lực có phương là :

A .Ngang      B.  Thẳng đứng    C. Nghiêng sang trái D.  Nghiêng sang phải

12: Đơn vị của khối lượng riêng là:

A. N/ m          
B.kg/m3             
C.kg/ m              
D.N / m3.

 II. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1.Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ? ( 1đ )

2. Định nghĩa khối lượng riêng của một chất? Đơn vị khối lượng riêng ? Công thức tính khối lượng riêng của một chất ? (1,5đ)

3. Khi biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 điều đó có nghĩa gì? (0,5đ)

Câu 4.Lực tác dụng lên vật gây ra những kết quả gì? Cho ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng và biến đổi chuyển động? (1đ)

5. Biến đổi đại lượng? (1,5đ)

a.0,97 m3=…………………dm3=………………………lít

b. 59,5 lít=………………….m3=…………………………cm3

c. 700 ml=…………………..cc =…………………………….lít

6. Tính trọng lượng 3 lít dầu ăn, biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 Kg/ m3(1,5đ)


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1

MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 6

Năm học 2016 – 2017

Thời gian làm bài 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất

1: Trái đất có hình dạng gì?

Advertisements (Quảng cáo)

a.Hình tròn            b.Hình vuông         c.Hình cầu       d. Hình bầu dục

2:Theo qui ước bên trên kinh tuyến là hướng nào:

a. Nam  b. Đông     c. Bắc      d. Tây

3: Điền dấu > hoặc < vào các ô trống sao cho hợp lí:

2016-12-19_084248

4. Trên bản đồ kí hiệu của một thành phố thuộc loại kí hiệu gì ?

a. Đường    b. điểm    c. diện tích        d. Hình học

5: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy:

a. Số 5,6     b. số 7,8      c. số 8,9    d. số 6,7

6: Khi Luân Đôn ở khu vực giờ số 0 là 12 giờ thì Hà Nội  ở khu vực giờ số 7 là mấy giờ:

a. 16 giờ    b. 17 giờ     c. 18 giờ       d. 19 giờ

7: Mọi vật chuyển động ở bán cầu Bắc thường lệch về phía:

a. Trái     b. Phải     c. trên       d. dưới

8:Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo nào sau đây:

a. Gần tròn       b. Tròn      c. Vuông    d. Thoi

9: Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 tia sáng mặt trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến nào:

a. Chí tuyến bắc   b. Chí tuyến nam   c. Xích đạo

10. Nối các ý ở cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B:

Độ dài ngày và đêm vào ngày 22 tháng 6 :

Vĩ tuyến

Độ dài ngày và đêm

1.Chí tuyến bắc a. Ngày ngắn đêm dài
2.Chí tuyến nam b. Ngày bằng đêm
3. Vòng cực bắc c. Đêm dài 24 giờ
4.Vòng cực nam d. Ngày dài đêm ngắn
5. Xích đạo e. Ngày dài 24 giờ

II. Phần tự luận: ( 7 điểm)

1(3đ): Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa em hãy giải thích câu ca dao sau:

“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

2(2đ):  Trình bày cấu tạo của lớp vỏ trái đất?   Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất?

3 ( 2 điểm)Dựa vào hình vẽ sau :

a.Trình bày khái niệm độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi?

b. Nhận xét độ cao tương đối 1 và 2 ở sơ đồ? giải thích?

Đáp án

A.Phần trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.3 đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án c c a>; b< b b d b c a

Câu 10:   1d ; 2a ; 3e; 4c; 5b

II. Phần tự luận:

1: ( 3điểm)

– Câu ca dao trên là của Việt Nam, vì nước ta nằm ở bán cầu Bắc (BCB) nên tháng năm là mùa hè của BCB lúc này BCB chúc về gần mặt trời nên có hiện tượng ngày dài đêm ngắn. ( Đêm tháng năm chưanằm đã sáng)(1.5)

– Tháng mười là mùa đông của bán cầu Bắc lúc này BCB ngả ra xa mặt trời nên có hiện tượng ngày ngắn đêm dài. ( ngày tháng mười chưa cười đã tối) (1.5)

2 (2đ)

Advertisements (Quảng cáo)

– Vai trò của vỏ trái đất: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như địa hình, đất, sinh vật, nước và là nơi sinh sống của xã hội loài người (0.5)

– Cấu tạo của vỏ trái đất: Là lớp vỏ đá cứng gồm nhiều địa mảng liền kề nhau  tạo thành. (0.5đ)

3(2đ)

a. Trình bày khái niệm:(1.đ)

– Độ cao tuyệt đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang mực nước biển trung bình ở độ cao 0m.(0.5)

– Độ cao tương đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang chân núi(0.5)

b.Nhận xét và giải thích (1 đ)

– Độ cao tương đối 2 lớn hơn độ cao tương đối 1 (0.5)

– Do chân núi 1 ở vị trí thấp hơn chân núi 2 vì vậy có độ cao 1 lớn hơn độ cao 2.(0.5)


MÔN TIẾNG ANH

PART 1: PHONETICS (1 point)

Choose the word whose underlined part pronounced differently from that of the others by circling A,B,C or D

1. A. chair B.teacher C.school D.children
2. A. that B.mother C.this D.think
3. A. goes B.watches C.classes D.brushes
4. A. go B.open C.doctor D.stereo

PART 2: LISTENING (2 points)

Listen to the tape and fill the word in suitable blank.

police man can’t sign Job street Hoan man is

Hello. My name is (1) ___________- . I am a (2) ________________. I have a difficult (3)____________. Look at that (4)___________on the motorbike. He (5) ___________- going into that (6) _____________. The (7) _____________says: “ One way”. You (8) ____________- go into that street.

PART 3: READING (2.5 points)

Read the passage and answer the following questions

Linda’s family lives in a small house in the country. It’s beautiful. There are many flowers in front of her house. Behind the house, there is a well. To the right of the house, there is a rice paddy and to the left, there are tall trees. It’s very quiet here and Linda loves her house very much.

Linda’s father is a worker. He works in a big factory. Every day he travels to work by motorbike. He works in the factory from Monday to Friday. He doesn’t work on Saturday and Sunday.

1. Where does Linda live?

…………………………………………………………………

2. What are there in front of her house?

…………………………………………………………………

3. What does Linda’s father do?

………………………………………………………………….

4. How does he travel to work?

………………………………………………………………….

5. When does he work in the factory?

………………………………………………………………….

PART 4: GRAMMAR AND VOCABULARY (2.5 points)

 Choose the best options to complete these sentences

1. My school is __________ to a bookstore.

A. near   B. next        C. beside       D. between

2. How many books does Ba __________?

A. have     B. has     C. to have       D. having

3. This sign says “Stop”. You must __________.

A. to stop B. stops
C.stopping                
D.stop

4. Does Lan have Math on Tuesday? – No, she __________.

A. don’t B. doesn’t      C. hasn’t            D. haven’t

5. She _________- her teeth every evening.

A. brush    B. to brush        
C.brushes         D. brushing

6. What is she doing ? She _________- to music

A. listen
B.listens C. listening               
D.is listening

7. He has breakfast __________  six o’clock.

A. at     B. in        C. on          
D.for

8. _________- students are there in your school?

A. What    B. How many    
C.Who         D. Where

9. Which …….. is your sister in? – Seven.

A. class    
B.grade      
C.floor        
D.school

10. 11.15 means ……..

A. forty-five past eleven    
B.a quarter past eleven

C.a quarter to twelve                  
D.forty-five to twelve

PART 5: WRITING (2 points)

I. Rearrange these words to make complete sentences. (2ps)

1.school / city. / is/ My / the / in

..………………………….…………………….…………………….…………

2. listening / Nam/ now./ to/ music/ is

..………………………….…………………….…………………….…………

3. lives/ He/ near/ post-office./ the

..………………………….…………………….…………………….…………

4. any/ Are/ flowers/ there/ the/ park ?/ in

..………………………….…………………….…………………….…………

II. Supply the correct verb tense.

1. Our school (not start) …………………..at half past six.

2. Quang (drive)……………………………his car to the countryside at the moment.

3. Look! The bus (come) …………………………..to the bus stop.

4. I must (go) ……………………….to school on time.


MÔN NGỮ VĂN 6

1: (1,0 điểm) Trong truyện Em bé thông minh, em bé đã vượt qua nhiều thử thách. Em hãy kể lại những thử thách đối với em bé theo đúng trình tự.

2: (2,0 điểm) Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những người như thế nào? Qua truyện này, em rút ra bài học gì cho bản thân?

    Câu 3: (2,0 điểm) Nêu nghĩa khái quát của lượng từ. Tìm lượng từ trong các phần trích sau:

a) Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.

                                                                (Thạch Sanh)

b) Tình thương bao la với dân, với nước trước hết phải xuất phát từ tình nghĩa đối với những người thân trong gia đình. Bác Hồ bằng những hành động quan tâm đến người cha đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo làm con.

(Theo Những kỉ niệm cảm động về Bác Hồ)

4: (5,0 điểm) Kể lại một lần em mắc lỗi

Bài làm

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Advertisements (Quảng cáo)