Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Kiểm tra cuối năm môn Ngữ Văn lớp 7 trường THCS Ngô Sĩ Liên 2020: Viên quan trong truyện có phải là người đúng “đầu sóng ngọn gió” cùng với nhân dân hộ đê không? Vì sao?

Chi tiết đề thi kết thúc năm học môn Ngữ Văn lớp 7 trường THCS Ngô Sĩ Liên năm học 2019 – 2020. Xem đề tại đây.

Phần I. Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ngay mở đầu truyện, tác giả đã đưa ra một tình huống rất căng thẳng: “Gần một giờ đêm. Trời mua tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X thuốc phú X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất. Đê còn hay mất ảnh hưởng đến đời sống của toàn bộ dân chúng và quan lại. Trong tình thế “ngàn cân treo sợ tóc” đó, quan lại là người đứng “đầu sóng ngọn gió” cùng với nhân dân hộ đê. Nhưng sự việc diễn ra lại hoàn toàn đối lập với lẽ thông thường

(Dẫn theo Học luyện văn bản ngữ văn 7, NXB Đại học sư phạm, 2010)

1. Những câu văn trên gợi nhắc đến văn bản nào? của ai

2. Bằng những câu văn có sử dụng dấu gạch ngang, hãy giới thiệu ngắn gọn về nội dung của văn bản em vừa nêu trên

Advertisements (Quảng cáo)

3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu dưới đây và cho biết cụm C – V trong câu làm thành phần gì?

Ngày mở đầu truyện, tác giả đã đưa ra một tình huống rất căng thẳng

4. Viên quan trong truyện có phải là người đúng “đầu sóng ngọn gió” cùng với nhân dân hộ đê không? Vì sao?

Advertisements (Quảng cáo)

5. Dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?

Phần II. Tập làm văn Học sinh chọn một trong hai đề

Đề 1: Bàn về văn chương, nhà nghiên cứu Phan Kế Bính từng cho rằng: Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tính mà thôi, mà lại có thể còn động lòng người…”

(Dẫn theo ngữ văn 7, tập 2, NXB giáo dục 2019)

Bằng một số tác phẩm đã học, em hãy chứng minh văn chương có thể: Cảm động lòng người”

(1) di tính dưỡng tính: Nuôi dưỡng tính tình cho yên vui, sảng khoái

Đề 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Có chí thì nên”

Advertisements (Quảng cáo)