Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 2 lớp 8

Đề thi học kì 2 Vật lí 8: Đại lượng được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian là

Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Vật lí lớp 8: Thả miếng đồng vào cốc nước nóng thì nhiệt năng của nước và đồng thay đổi như thế nào ?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,00đ)

1. Đại lượng được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian là:

A. Công                     B. Công suất

C. Hiệu suất              D. Nhiệt lượng

2. Nước bị ngăn trên đập cao thuộc dạng năng lượng:

A. Hóa năng             B. Động năng

C. Nhiệt năng            D. Thế năng

3. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?

A. Giữa chúng có khoảng cách

B. Có liên quan đến nhiệt độ.

C. Chuyển động không ngừng.

D. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

4. Trong các vật sau đây ,vật nào không có thế năng ?

A. Viên đạn đang bay.

B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

C. Lò xo bị ép đặt trên mặt đất

D. Lò xo để ở một độ cao so với mặt đất.

5. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng?

A. Nhiệt độ                            B. Khối lượng

C. Trọng lượng                      D. Trọng lượng riêng

6. Một vật có cơ năng khi:

A. Có động năng      

B. Có thế năng                     

C. Có khả năng thực hiện công

D. Có nhiệt năng

7. Khi vật rơi, có sự chuyển hoá :

A.Từ thế năng sang động năng

B. Từ thế năng sang động năng và nhiệt năng

C.Từ thế năng sang nhiệt năng

D.Từ động năng sang thế năng

Advertisements (Quảng cáo)

8. Thả miếng đồng vào cốc nước nóng thì nhiệt năng của nước và đồng thay đổi như thế nào ?

A.   Nhiệt năng của nước tăng của miếng đồng giảm

B.   Nhiệt năng của nước giảm

C.   Nhiệt năng của miếng đồng tăng và của nước giảm

D.   Nhiệt năng của miếng đồng và nước không thay đổi

9. Mặt trời truyền nhiệt đến Trái đất  bằng hình thức chủ yếu :

A. Dẫn nhiệt                          B. Đối lưu

C. Bức xạ nhiệt                     D. Truyền nhiệt trong không khí

10: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng?

A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.

B.   Chỉ khi vật đang đi lên.

C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.

D.   Chỉ khi vật lên đến điểm cao nhất.

11:  Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra ở:

A. Chất rắn và chất lỏng.

BChất rắn và chất khí.

C. Chất lỏng và  chất khí.

D.  Cả ba chất: Khí, lỏng, rắn.

12: Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay toả ra trong quá trình truyền nhiệt là

Advertisements (Quảng cáo)

A.   Q = \(\dfrac{m}{{c({t_2} – {t_1})}}\)       B.   Q = mc \(\dfrac{{{t_2}}}{{{t_1}}}\)   C.   Q = mc(t2 + t1)         D.   Q = mc(t2 – t1)

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,00đ)

13: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo? (2đ)

14: Nhiệt năng là gì ? Có mấy cách thay đổi nhiệt năng? (1,5đ)

15: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 270C. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là cnhôm = 880 J/kg.K; cnước = 4200 J/kg.K. Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra và khối lượng nước trong cốc là bao nhiêu? (2,5đ)

16: Tại sao về mua đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày? (1đ)


I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D D B A C
Câu 7 8 9 10 11 12
Đáp án A A C A C D

II. Tự luận

13:

Tóm tắt:

F = 180N

s = h = 8m

t = 20s

A = ? (J)

P = ? (w)

Công của người kéo là:

A = F. s = 180.8=1440 (J)

Công suất của người kéo là:

\(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{1440}}{{20}} = 72\,(w)\)

14:

Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Có 2 cách thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công và truyền nhiệt.

15:

Tóm tắt:

m1 = 0,2 kg

c1 = 880 J/kg.k

t1 = 1000C

t = 270C

c2 =  4200 J/kg.k

t2 = 200C

t = 270C

Q tỏa ra = ?

m2 = ?

Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra là

Qtỏa ra = m1.c1. ∆t1 = m1.c1.( t1 – t )

= 0,2.880. ( 100 – 27 )

= 12848 J

Nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào

Qtỏa ra = Q thu vào

12848 = m2.c2.( t – t2 )

\( \Rightarrow {m_2} = \dfrac{{12848}}{{{c_2}.(t – {t_2})}} \)\(\,= \dfrac{{12848}}{{4200.\left( {27 – 20} \right)}} \approx 0,437(kg)\)

16:

Vì mắc nhiều áo mỏng thì giữa các lớp áo có nhiều lớp không khí hơn, mà không khí dẫn nhiệt kém, nên nhiệt lượng từ cơ thể ta khó truyền ra môi trường bên ngoài, ta cảm thấy ấm hơn khi mặc một áo dây.

Advertisements (Quảng cáo)