Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

KCSL môn Sinh học lớp 8 cuối kì 1: Trong quá trình đông máu, loại ion nào sau đây có tác dụng biến đổi prôtein hòa tan thành các tơ máu ?

Trong quá trình đông máu, loại ion nào sau đây có tác dụng biến đổi prôtein hòa tan thành các tơ máu ?; Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú? … trong đề KCSL môn Sinh học lớp 8 cuối kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây: 

I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú?

A. Đứng thẳng và lao động.

B. Ăn thịt, ăn chín,

C. Có tư duy trừu tượng

D. Sống thành xã hội.

2. Trong quá trình đông máu, loại ion nào sau đây có tác dụng biến đổi prôtein hòa tan thành các tơ máu ?

A. K+               B. Ba2+

C. Ca2+           D. Mg2+

Câu 2. Hãy chọn các từ hay cụm từ sau để điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1,2, 3… trong câu để câu trở  nên hoàn chỉnh và hợp lí.

a. Cơ thực quản

b. Tinh bột

c. Dễ nuốt

d. Amilaza

e. Lưỡi

Advertisements (Quảng cáo)

f. Răng

g. Cơ môi

h. Tuyến nước bọt

i. Má

k. Viên thức ăn

Nhờ hoạt động phối hợp của…….(1) …….lưỡi, các ……. (2) …….và ……. (3) …….cùng các……. (4) ……. làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành ……. (5) ……., nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và……. (6) ……. trong đó một phần……. (7) …….được enzim……. (8) ……. biến thành đường mantôzơ. Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của ……. (9) …….và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các……. (10) …….

Câu 3. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ơ côt B phù hợp với các thông tin ở cột A rồi ghi vào cột trả lời:

Hai mặt của quá trình chuyên hoá vật chất và năng lượng ở  tế bào (A)

Những biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyến hoá vật chất và năng lượng diễn ra (ý tế bào (B)

Trả lời

Đồng hoá
Dị hoá

a – Là quá trình phân giải các chất hữu cơ được tích lũy trong cơ thể thành các chất đơn giản,

b – Là quá trình tổng hợp nên những chất đặc trưng của tế bào.

c – Tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học.

d – Bẻ gãy các liên kết hoá học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào (sinh công, tổng hợp chất mới và sinh nhiệt)

1…………..

2……………

II. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 1. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện ? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ  thể của tế bào lim phô B và tế bào lim phô T?

Câu 2. Sự tiêu hoá hoá học ở ruột non diễn ra như thế nào ?

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì ?


I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)

Câu 1.

1

2

A

B

Câu 2.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

g

h

k

i

l

c

b

d

e

a

Câu 3.

1

2

b,c

a,d

II. TỰ LUẬN: (5 điềm)

Câu 1.

* Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả băt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.

* Do các loại bạch cầu sau thực hiện

– Bạch cầu trung tính.

– Đại thực bào (Bạch cầu mônô).

Sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào Limphô B và tế bào Limphô T.

+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thề gây kết dính lại các kháng nguyên.

+ Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nhận diện và tiếp xúc chúng, tiết ra các protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá hủy

Câu 2. Sự tiêu hoá hoá học ở ruột non:

Thức ăn xuống đến ruột non được tiêu hoá hóa học là chủ yếu: (nhờ các loại enzim khác nhau) đã biến đổi:

Tinh bột → đường đơn;

Lipit → glixêrin + axit béo;

Protein → Axit amin

Câu 3.

*Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm các cơ quan ở đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quan, khí quản, phế quản) và hai lá phổi.

*Chức năng:

– Đường dẫn khí: dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi.

– Phổi là nơi trao đổi khí giũa cơ thể và môi trường ngoài.

Advertisements (Quảng cáo)