Phần trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nguyên tử X nặng 5,312.10-23 gam, đó là nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. O: 16 đvC B. Fe: 56 đvC.
C. S: 32 đvC D. P: 31 đvC.
2. Cho công thức hoá học sau Al2(SO4)3. Phân tử có tổng số nguyên tử là
A.15 nguyên tử. B. 5 nguyên tử.
C. 17 nguyên tử. D. 10 nguyên tử
3. Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc. B. Dùng phễu chiết.
C. Chưng cất. D. Đốt
4. Trong các công thức hoá học sau : O2, N2, Al, A12O3, H2, A1C13, H2O, P.
Số đơn chất là
Advertisements (Quảng cáo)
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
5. Nguyên tử của nguyên tố A nặng hơn nguyên tử của nguyên tố B 9 lần, nguyên tử của nguyên tố B nhẹ bằng \({3 \over {10}}\) nguyên tử của nguyên tố C, nguyên tử của nguyên tố C bằng một nửa nguyên tử brom. Vậy A, B, C là những nguyên tố nào sau đây?
A. Mg, N, C. B. Ag, C, Ca.
C. Pb, Zn, Ca. D. O, Fe, C.
Câu 6. Công thức hoá học của các oxit do kim loại Fe(III), Pb(IV), Ca(II) lần lượt là
A. FeO, PbO2, CaO. B. Fe2O3, PbO, CaO.
C. Fe2O3, PbO, Ca2O. D. Fe2O3, PbO2, CaO.
Advertisements (Quảng cáo)
Phần tự luận (7đ)
Nguyên tử của nguyên tố A có 12 proton, có 2 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử này nặng bằng 3/2 nguyên tử oxi.
a) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A.
b) Tính nguyên tử khối của A.
c) Hạt nhân nguyên tử A có bao nhiêu nơtron?
Phần trắc nghiệm (3 điếm)
Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1. C
Biết khối lượng nguyên tử (gam), tìm nguyên tử khối:
1 đvC có khối lượng là \(1,{9923.10^{ – 23}}\dfrac{1}{{12}} = 0,{166.10^{ – 23}}(g)\)
Suy ra nguyên tử khối là: \(5,{312.10^{ – 23}}.\dfrac{1}{{0,{{166.10}^{ – 23}}}} = 32(đvc).\)
Câu 2. C Câu 3. C Câu 4. C Câu 5. B
Câu 6. D
Chỉ cần viết công thức hoá học của các hợp chất theo qui tắc đường chéo, nghĩa là hoá trị của nguyên tố A là chỉ số của nguyên tố B hay nhóm nguyên tử B, và hoá trị của B là chỉ số của A (các chỉ số là số tối giản nhất)
Phần tự luận
a) (3đ). Nguyên tử A có \(p = 12\) có 3 lớp electron lớp 1 có 2 (e), lớp 2 có 8 (e), lớp 3 có 2 (e). Từ đây vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử cúa A.
b) (2đ). Nguyên tử khối của A là: \( \dfrac{16} { 2}.3 = 24.\)
c) (2đ). Hạt nhân nguyên tử A có số nơtron là: \(24 – 12 =12.\)