I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Ếch hô hấp
A. Chỉ qua da
B. Chỉ qua phổi
C. Vừa qua da, vừa bằng phổi
D. Bằng phổi và hệ thống túi khí
Câu 2. Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là:
A. Bò sát, thú
B. Lưỡng cư, chim
C. Lưỡng cư, thú
D. Chim, thú
3.. Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì ?
A. Nuôi để khai thác động vật quý hiếm.
A. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia.
C. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình.
D. Săn tìm động vật quý hiếm.
4.. Nơi có sự đa dạng sinh học ít nhất là:
A. Cánh đồng lúa
B. Biển
C. Đồi trống
D. Sa mạc.
Advertisements (Quảng cáo)
5.. Các loài thú nào sau đây thuộc bộ guốc chẵn ?
A. Tê giác, trâu, bò, voi.
B. Voi, tê giác, lợn, bò.
C. Trâu, bò, lợn, hươu.
D. Ngựa, hươu, lợn, tê giác.
Câu 6. Hệ thần kinh của động vật có xương sống phát triển nhất ở:
A. Lớp chim và lớp thú.
B. Lớp lưỡng cư và lớp chim,
C. Lớp lưỡng cư và lớp thú.
D. Lớp bò sát và lớp thú.
Câu 7. Đặc điểm của động vật thích nghi vói môi trường hoang mạc đới nóng là:
A. Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
B. Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.
C. Màu lông trắng, bướu mỡ, chân ngắn
Advertisements (Quảng cáo)
D. Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.
Câu 8. Ngành Chân khớp có quan hệ họ hàng gần vói ngành Thân mềm hơn so với ngành Động vật có xưong sống vì:
A. Bắt nguồn từ những nhánh có cùng một gốc chung
B. Có vị trí gần nhau hơn so với ngành Động vật có xương sống
C. Cả 2 câu A, B đều đúng
D. Cả 2 câu A, B đều sai.
II. TỰ LUẬN (6đ)
1.. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học? Nêu các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.
2.. Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ?
3.. Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn thể hiện ngày càng tiến hoá của các ngành động vật?
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
|
|
|
|
|
X |
|
|
B |
|
|
X |
|
|
|
|
|
C |
X |
|
|
|
X |
|
|
X |
D |
|
X |
|
X |
|
|
X |
|
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. * Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học:
– Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
– Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
* Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học:
– Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi
– Cấm săn bắt buôn bán động vật
– Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
2. * Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc:
– Số lượng ngón chân tiêu giảm
– Đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
* Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ:
– Thú Guốc chẵn:
+ Gồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.
+ Đại diện: Lợn, bò, hươu
– Thú Guốc lẻ:
+ Gồm thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác)
+ Đại diện: Tê giác, ngựa.
3. Đặc điểm của hệ tuần hoàn thể hiện ngày càng tiến hoá của các ngành động vật:
* Hệ tuần hoàn: từ chưa phân hoá —> hình thành (đơn giản) —> phức tạp hoá —> hoàn chỉnh.
* Hệ tuần hoàn: từ chưa có tim đến có tim sơ khai rồi đến tim phức tạp hoá dần và hoàn chỉnh, thể hiện như sau:
Động vật không xương sống |
Động vật có xương sống |
|||||||
ĐVNS |
Ruột khoang |
Giun |
Chân khớp |
Cá |
Lưỡng cư |
Bò sát |
Chim |
Thú |
Chưa có tim |
Tim chưa có tâm thất tâm nhĩ |
Tim có tâm thất tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín. Hai vòng tuần hoàn (trừ cá 1 vòng tuần hoàn) |
||||||
|
|
Hệ tuần hoàn kín |
Hệ tuần hoàn hở |
Tim 2 ngăn. Máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể |
Tim 3 ngăn. Máu pha |
Tim 3 ngăn, có vách hụt ở tâm thất. Máu pha ít |
Tim 4 ngăn. Máu đỏ tươi |
Tim 4 ngăn. Máu đỏ tươi |