Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng: (10đ)
1. Để phục hồi, phát triển kinh tế nhà Trần đã có các chủ trương, biện pháp:
A. Tích cực khai hoang.
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
C. Lập điền trang.
D. Tất cả các câu trên đúng.
2.. Điền trang thời Trần là:
A. Đất của vương hầu, công chúa, phò mã do nô tì khai hoang mà có.
B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
D. Là ruộng đất công của nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
3.. Thời Trần đê Đỉnh nhĩ là:
A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển.
B. Đê đắp ngang cửa biển.
C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông.
D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông.
4.. Thời nhà Trần có những thương cảng:
A. Thuận An, Vân Đồn, Hội An.
B. Hội Thống, Hội Thiên, Hội An.
C. Hội Thống, Vân Đồn, Hội Triều.
D. Hội Triều, Vân Đồn, Hội An.
5.. “Thuyền bè nước ngoài đến tụ hội ở đây mở chợ ngay trên thuyền. Cảnh buôn bán thật là thịnh vượng”. Đây là:
A. Thuận An, Hội thống.
B. Hội Thống, Vân Đồn.
C. Hội Thống, Hội An.
D. Hội An, Thuận An.
6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Thời Trần, Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là:…..
A. Luật hình.
B. Luật Hồng Đức.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hình thư.
7. Dưới thời nhà Trần, cả nước được chia thành:
A.9 lộ
B. 10 lộ.
C. 11 lộ.
D. 12 lộ.
8. Dưới thời nhà Trần đã đặt chức để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê là:
A. Đồn điền sứ.
B. Hà đê sứ.
C. Đắp đê sứ.
D. Khuyến nông sứ.
9. Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ:
A. Nhà nước đã suy yếu, không đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước.
B. Nông dân đã giác ngộ và có ý thức dân tộc.
C. Sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.
D. Câu A và B đúng.
1.0. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ” vào thời điểm:
A. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần I.
B. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần II.
C. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần III.
D. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi.
1.1. Trước âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị gì về mặt quân sự?
A. Triệu tập Hội nghị Bỉnh Than.
B. Cử Trần Quốc Tuấn phụ trách chỉ huy kháng chiến.
C. Tổ chức tập trận và duyệt binh, chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu.
D. Tất cả các câu trên đúng.
1.2. Hội nghị Diên Hồng diễn ra vào:
A. Năm 1258.
B. Năm 1285.
C. Năm 1259.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Năm 1295.
1.3. Người được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai là:
A. Trần Khánh Dư.
C. Trần Quang Khải.
B. Trần Nhật Duật.
D. Trần Quốc Tuấn.
1.4. Nước Đại Việt dưới thời nào dã phải đương đầu với quân xâm lược Mông – Nguyên?
A. Thời Đinh – Tiền Lê.
B. Thời nhà Lý.
C. Thời nhà Trần.
D. Thời nhà Hồ.
1.5. Nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loại tưởng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông – Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tồ quốc, ông là:
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Khánh Dư.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Trần Quang Khải.
1.6. Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông – Nguyên?
A. Lần thứ nhất.
B. Lần thứ hai.
C. Lần thứ ba.
D. Lần thứ nhất và lần thứ hai.
1.7. Nhà Trần triệu tập Hội nghị Diên Hồng gồm:
A. Các vương hầu, quý tộc.
B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.
C. Các bậc phụ lão có uy tín.
D. Các quan lại trong triều.
1.8. Trong lần xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhà Nguyên huy động:
A. Hơn 10 vạn quân.
B. Hơn 20 vạn quân.
C. Hơn 30 vạn quân.
D. Hơn 40 vạn quân.
1.9. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. Câu nói đó là của:
A. Trần Bình Trọng.
B. Trần Khánh Dư.
C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Quốc Tuấn.
2.0. Tháng 5 – 1285, vua tôi nhà Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở:
A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
B. Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương.
C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu.
D. Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng.
Advertisements (Quảng cáo)
2.1. Cuối tháng 12 – 1287, Thoát Hoan chỉ huy cánh quân bộ của quân Nguyên đánh vào:
A. Thái Nguyên, Lạng Sơn.
B. Lạng Sơn, Bắc Giang.
C. Cao Bằng, Lai Châu.
D. Vân Đồn (Quảng Ninh).
2.2. Ông đã lãnh đạo quân Trần làm nên chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối năm 1287. Ông là:
A. Trần Quang Khải.
B. Trần Khánh Dư.
C. Trần Bình Trọng.
D. Trần Nhật Duật.
2.3. Bố trí một trận mai phục đánh đoàn thuyền lương của địch ở Vân Đồn là kế của:
A. Trần Khánh Dư.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Quốc Toản.
D. Trần Thủ Độ.
2.4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, tướng giặc Nguyên bị quân nhà Trần bắt sống là:
A. Hốt Tất Liệt.
B. Thoát Hoan.
C. Toa Đô.
D. Ô Mã Nhi.
2.5. Từ năm 1226 đến năm 1400, đó là thời gian tồn tại và phát triển của:
A. Triều đại nhà Lý.
B. Triều đại nhà Trần.
C. Triều đại nhà Hồ.
D. Triều đại Lí – Trần.
2.6. Quốc triều hình luật ra đời dưới triều đại phong kiến:
A. Triều đại nhà Lý.
B. Triều đại nhà Trần.
C. Triều đại nhà Hồ.
D. Triều đại nhà Tiền Lê.
2.7. Về văn hóa, giáo dục, Hồ Quý Ly cho dịch sách chữ Hán ra:
A. Chữ Nho.
B. Chữ Quốc Ngữ.
C. Chữ Nôm.
D. Chữ Phạn.
2.8. Nhà Trần thay nhà Lý trong hoàn cảnh:
A. Khởi nghĩa của nông dân làm cho nhà Lý suy yếu, nhà Trần cướp ngôi.
B. Nhường ngôi, vì vua Lí quá già.
C. Nhường ngôi, vì vua Lí không đảm đương nổi việc nước.
D. Nhà Trần nổi dậy cướp ngôi nhà Lý.
2.9. Đạo Phật phátt triển mạnh nhất vào:
A. Thời kì nhà Lý.
B. Thời kì nhà Trần.
C. Thời kì nhà Hồ.
D. Cả 3 thời kì trên.
3.0. Dòng sông đã ghi dấu ấn ba lần đánh bại quân xăm lược là:
A. Sông Như Nguyệt.
B. Sông Mã.
C. Sông Bạch Đằng.
D. Các dòng sông trên.
3.1. Kể tên ba vị vua đầu tiên của ba thời kì: Nhà Lý, nhà Trần và nhà Hồ:
A. Lý Công Uẩn, Trần Cảnh, Hồ Quý Ly.
B. Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly.
C. Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hồ Quý Ly.
D. Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Hồ Quý Ly.
32. Dưới thời Lý – Trần – Hồ, nhân dân ta phải đương đầu với các thể lực ngoại xâm nào của Trung Quốc?
A. Quân Tống, quân Thanh, quân Minh.
B. Quân Đường, quân Tống, quân Minh.
C. Quân Hán, quân Tống, quân Minh.
D. Quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh.
3.3. Nội dung nào dưới đây nói lên đường lối kháng chiến chống Mông – Nguyên của vua tôi nhà Trần?
A. Phản công ngay khi chúng vào nước ta.
B. Phòng ngự và phản công giành thắng lợi quyết định.
C. Phòng ngự đánh lâu dài.
D. Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu và đánh đòn quyết định.
3.4. Tháng 4 năm 1288 đã diễn ra sự kiện lịch:
A. Ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược nước ta.
B. 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy xâm lược nước ta.
C. Quân ta phản công đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi đất nước.
D. Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại quân Nguyên lần thứ ba.
3.5. Thời Trần, quân các lộ ở đồng bằng gọi là:
A. Quân địa phương.
B. Hương binh.
C. Phiên binh.
D. Chính binh.
3.6. Năm 1246, nhà Trần định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) mấy năm một lần?
A. 5 năm một lần.
B. 6 năm một lần.
C. 7 năm một lần.
D. 8 năm một lần.
3.7. Tình hình chính trị và kinh tế của nước Đại Việt dưới thời Lý – Trần:
A. Chính trị ổn định, kinh tế chậm phát triển.
B. Chính trị chưa ổn định, kinh tế còn khó khan.
C. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển.
D. Chính trị chưa ổn định nhưng kinh tế đã phát triển thịnh đạt.
3.8. Sự bùng nỗ các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV chứng tỏ:
A. Nhà nước đã suy yếu, không đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước.
B. Nông dân đã giác ngộ và có ý thức dân tộc.
C. Sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.
D. Câu A và B đúng.
3.9. Nền văn hoá Đại Việt thời Lí – Trần – Hồ thường được gọi là văn hoá gì?
A. Văn hoá sông Hồng.
B. Văn hoá Đại Việt.
C. Văn hoá Thăng Long.
D. Văn hoá Việt Nam.
4.0. “Nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến”. Câu nói đó của:
A. Nguyễn Trãi.
B. Trần Nguyên Đán.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Nhân Tông.
1 – D |
2 – A |
3 – A |
4 – C |
5 – B |
6 – C |
7 – D |
8 – B |
9 – A |
10 – B |
11 – D |
12 – B |
13 – D |
14 – C |
15 – C |
16 – B |
17 – C |
18 – C |
19 – D |
20 – A |
21 -B |
22 – B |
23 – A |
24 – D |
25 – B |
26 – B |
27 – C |
28 – C |
29 – A |
30 – C |
31 – A |
32 – D |
33 – D |
34 – D |
35 – D |
36 – C |
37 – C |
38 – A |
39 – C |
40 – A |