1. (3,0đ). Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 – 1077)?
2. (2,5đ). Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống Mông – Nguyên có gì giống và khác hai lần trước?
3. (4,5đ). Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly về các mặt: chính trị, kinh tế tài chính, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự?
1. * Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077) :
– Do ý chí độc lập tự chủ của toàn thể nhân dân Đại Việt.
Advertisements (Quảng cáo)
– Do sức mạnh đoàn kết to lớn của các dân tộc.
– Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
– Do công lao và tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh rất độc đáo.
* Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống:
Advertisements (Quảng cáo)
– Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.
– Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc muôn đời lưu mãi.
– Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt → Đất nước bước vào thời kì thái bình.
2. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống Mông – Nguyên có gì giống và khác hai lần trước?
– Giống:
Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chù động vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
– Khác:
Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông – Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
Chủ động bố trí trận địa bãi cọc ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh sập ý đồ xâm lược của nhà Nguyễn đối với nước ta.
3.. Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly về các mặt: chính trị, kinh tế tài chính, xã hội, văn hoá, giáo dục, quân sự?
Lĩnh vực |
Nội dung và biện pháp cải cách |
Chính trị |
– Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình. – Đổi một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. – Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức. |
Kinh tế tài chính |
– Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. – Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế điền. |
Xã hội |
– Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. |
Văn hoá, giáo dục |
– Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. – Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. – Sửa đổi chế độ thi cử, học hành. |
Quân sự |
– Làm lại sổ đinh để tăng quân số. – Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến. – Bố trì phòng thủ nơi hiểm yếu. Xây dụng một số thành kiên cố. |