Đề cương ôn thi – kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Văn, Tiếng Anh năm 2015 trường THCS và THPT Lê Lợi- Bình Thuận.
TRƯỜNG THCS & THPT LÊ LỢI
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Năm học 2015 – 2016
I. VĂN
1. Nắm được đặc điểm thể loại của các tác phẩm trữ tình:
– Đặc điểm ca dao – dân ca (Xem chú thích Bài 3)
– Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam (Xem chú thích Bài 5, Bài 7, Bài 8).
2. Học thuộc các bài ca dao – dân ca, nắm nội dung và nghệ thuật của từng bài.
– Những câu hát về tình cảm gia đình.
– Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
– Những câu hát than thân.
– Những câu hát châm biếm.
3. Học thuộc, nắm được tác giả, thể loại, nội dung, nghệ thuật của những bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang.
II. TIẾNG VIỆT
1. Từ ghép.
– Phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
– Nghĩa của từ ghép chính phụ có gì khác so với từ ghép đẳng lập.
– Điền thêm tiếng đứng sau để tạo từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập: Ăn, mặt, áo, nhà.
– Ví dụ: hoa + Từ ghép chính phụ: hoa lan.
+ Từ ghép đẳng lập: hoa quả.
2. Từ láy
– Phân biệt từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
Advertisements (Quảng cáo)
– Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có gì khác so với tiếng gốc?
– Với mỗi tiếng gốc sau đây, hãy tạo thành từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận: Xinh, nhỏ, khom, lạnh.
– Ví dụ: đẹp + Từ láy toàn bộ: đèm đẹp.
+ Từ láy bộ phận: đẹp đẽ.
3. Đại từ
– Thế nào là đại từ ?
– Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp nào trong câu ?
– Đại từ có những loại nào? Vẽ lược đồ cụ thể và cho ví dụ.
– Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết các đại từ ấy thuộc loại nào?
+ Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy có con?
+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tất đất tất vàng bấy nhiêu.
+ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Advertisements (Quảng cáo)
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
+ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
4. Từ Hán Việt
– Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
– Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính? Là những loại nào ?
– Nêu trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt.
– Trong nhiều trường hợp, dùng từ Hán Việt có tác dụng gì ?
– Xếp các từ ghép Hán Việt sau đây vào các nhóm thích hợp: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước, từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng sau:
Quốc gia, sơn hà, cường quốc, bất diệt, giang sơn, hữu ích, đại dương, phòng hoả,bảo mật, quốc ca, thiên thư.
5. Quan hệ từ
– Thế nào là quan hệ từ ?
– Sử dụng quan hệ từ.
– Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống:
+ Tôi…bạn là đôi bạn thân.
+ Viết bài văn…phong cảnh quê hương.
+ Các em gắng học…đền đáp công ơn…cha mẹ.
+ Nhà Nam rất xa…bạn luôn đi học đúng giờ.
+ Lan đối xử…bạn bè rất tốt.
– Đặt câu với cặp quan hệ từ: Nếu…thì.., Vì…nên…, Tuy…nhưng…, Sở dĩ…là vì…
III. TẬP LÀM VĂN
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
– Thế nào là biểu cảm ? Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
– Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
– Cách làm một bài văn biểu cảm.
- Lập dàn bài các bài văn biểu cảm:
– Loài cây em yêu.
– Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
– Cảm nghĩ về dòng sông quê hương.
GV: Vương Thị Lệ Thu
HƯỚNG DẪN ÔN GIỮA KÌ 1 – NĂM 2015 – 2016
MÔN ANH – LỚP 7
1. Đơn vị bài: Unit 1à Unit 4
a. Từ vựng: Unit 1àUnit 4
b. Ngữ Pháp:
- Hiện tại đơn
- Tương lai đơn
- Hiện tại tiếp diễn
- Từ để hỏi (How far, How long, what, where…)
- So sánh hơn
- Giới từ chỉ vị trí
- Câu cảm thán
2. Hình thức Kiểm tra: Trắc nghiệm + Tự Luận.
Nguồn đề cương thầy cô trường THCS Và THPT lê Lợi