Trang Chủ Lớp 7 Bài tập SGK lớp 7

Bài 22 Sinh lớp 7: Tôm sông – Bài tập 1,2,3 trang 76

Giải bài 1,2,3 trang 76 SGK Sinh 7 : Tôm sông – Chương 5 Ngành chân khớp – Lớp Giáp xác.

-Tôm sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần: đầu – ngực và bụng. Phần đầu – ngực có: giác quan, miệng với các chân hàm xung quanh và chân bò. Phần bụng phân đốt rõ, phần phụ là những chân bơi.

-Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.

so do cau tao ngoai cua tom song

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1: Ý nghĩa của lớp vỏ ki tin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.


Bài 2: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, nhân dân ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.


Bài 3: Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu?

– Ở vùng biển: nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm…
– Ở vùng đồng bằng: nhân dân thường nuôi tôm càng và tôm càng xanh.

Advertisements (Quảng cáo)