Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6

Đề thi học kì 2 lớp 6 Ngữ Văn phòng GD & ĐT Cẩm Giàng hay và có đáp án 2016

Tham khảo Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 Phòng GD & ĐT Cẩm Giàng: Dựa vào văn bản ‘Cây tre Việt Nam’ của Thép Mới, và những hiểu biết về cây tre trong đời sống, em hãy viết một bài văn tả cây tre Việt Nam.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: VĂN – LỚP 6

Năm học 2015 – 2016

(Thời gian làm bài 90 phút)

1. (2,0 điểm)

Cho khổ thơ sau:

“Ra thế

Lượm ơi!..”

a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, tác giả của bài thơ đó là ai?

b) Có ý kiến cho rằng đây là khổ thơ hay và độc đáo của bài thơ. Em hãy viết đoạn văn nêu cái hay, cái đẹp của khổ thơ đó.

2. (3,0 điểm)

a) Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ.

b) Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu sau. Cho biết câu nào là câu trần thuật đơn có từ là.

– Bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên.

(Bức tranh của em gái tôi)

– Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

– Tre là cánh tay của người nông dân.

(Cây tre Việt Nam)

c) Xác định và gọi tên phép tu từ được sử dụng trong các câu văn sau:

– Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.                (Cô Tô- Nguyễn Tuân)

Advertisements (Quảng cáo)

– Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.

                                                               (Hồ Chí Minh)

3. (5,0 điểm)

Dựa vào văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, và những hiểu biết về cây tre trong đời sống, em hãy viết một bài văn tả cây tre Việt Nam.


Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn
1 (2 điểm)

a.

–  Mức tối đa(0.5đ): Học sinh trả lời được:

– Khổ thơ  trích  trong bài thơ “Lượm” (0.25đ)

– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu (0.25đ)

– Mức chưa tối đa(0.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.

– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.

Mức tối đa(1.5đ): Học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát và đảm bảo các ý sau:

+ Nghệ thuật (0,5) : Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.

+ Nội dung (1,0): Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

– Mức chưa tối đa(0.25; 0.5; 0.75; 1….1.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.

Advertisements (Quảng cáo)

– Mức chưa đạt: Không biết viết đoạn văn hoặc không làm.

2 (3 điểm)

a.

–  Mức tối đa(0.5đ): Học sinh trả lời được câu trần thuật đơn và nêu được ví dụ.

+Khái niệm: Câu Trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.(0.25đ)

+ Ví dụ: Chúng em đang học.(0.25đ)

– Mức chưa tối đa(0.25đ):Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.

– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.

–  Mức tối đa(1đ): Học sinh xacs định được các thành phần câu và chỉ ra đâu là câu trần thuật đơn có từ là.

Bé Quỳnh // thỉnh thoảng lại reo lên. (0.25đ)

CN                VN

Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh. (0.25đ)

CN                      VN

Tre // là cánh tay của người nông dân. (0.25đ)

CN                       VN

– Chỉ ra được câu trần thuật đơn có từ là (0.25đ)

Tre // là cánh tay của người nông dân.

– Mức chưa tối đa(0.25đ; 0.5; 0.75):Trả lời được một trong các ý ở mức tối đa.

– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.

c.

–  Mức tối đa(1.5đ): Học sinh chỉ ra được các hình ảnh có sử dụng các biện pháp tu từ và chỉ được các kiểu của biện pháp đó(Mỗi hình ảnh, mỗi kiểu được 0.25đ) .

– Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (1đ)

+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

– Biện pháp tu từ hoán dụ(Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)(0.5đ)

+ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.

– Mức chưa tối đa(0.25; 0.5; 0.75; 1; 1.25đ):Trả lời được một trong các ý ở mức tối đa.

– Mức chưa đạt: Làm sai hoặc không làm.

3. Bài văn tả cây tre Việt Nam.

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

  Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam.

   Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi… đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời… “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế,tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre”, những cụ già bên chiếc chiếu tre… tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc…”

   Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.

Advertisements (Quảng cáo)