Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 2 lớp 8

Nhớ rừng trong đề thi kì 2 Ngữ Văn lớp 8: Chép và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài

Thi kì II lớp 8 môn Văn của phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 – 2017.

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): 

1. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ.

B.Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.

C.Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

D.Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.

2. “Minh nguyệt” có nghĩa là gì?

A.  Trăng soi. B. Trăng đẹp. C. Trăng sáng. D. Ngắm trăng.

3. Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hàng ngày?

A. Câu nghi vấn. B. Cầu cảm thán. C. Cầu cầu khiến. D. Câu trần thuật.

4. “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?

A. 958. B. 1010. C. 1789. D. 1858.

5. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ.

6. Có thể thay thế từ “tấp nập” trong câu “Các bạn đã tấp nập đầu quân” bằng từ nào?

A. tất bật. B. nô nức. C. huyên náo. D. tấp tểnh.

7: Hai câu thơ “Chiếc truyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

8. Việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận có tác dụng như thế nào?

A. Làm cho bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Advertisements (Quảng cáo)

B.Làm cho bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ, sắc sảo hơn.

C.Làm cho bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí.

D.Làm cho bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn.

 II. Phần tự luận (8 điểm):

9. Em hãy chép thuộc khổ thơ thứ ba bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài.

10. Chứng minh rằng Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi tràn đầy niềm tự hào dân tộc.


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C D B D B C A

II. Phần tự luận:(8,0điểm)

9. Chép thuộc đúng khổ thơ thứ ba bài « Nhớ rừng » của Thế Lữ (10 câu)

Advertisements (Quảng cáo)

Nội dung : Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

Nghệ thuật : – Toàn bài thơ là nghệ thuật ẩn dụ hình ảnh con hổ để nói đến tâm trạng nhà thơ cũng là tâm trạng của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.

– Thể thơ 8 chữ tự do, nhiều hình ảnh thơ có giá trị biểu cảm, từ láy, động từ

– Nhiều biện pháp tu từ : Điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, liệt kê, câu cảm thán, đối lập tương phản…

MB:

– Giới thiệu tác giả- tác phẩm- đoạn trích- Giới thiệu tác giả- tác phẩm- đoạn trích

-Nội dung chính đoạn trích : niềm tự hào dân tộc thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, chân lí về chủ quyền dân tộc và sức mạnh của chân lí, chính nghĩa

TB:

1.     Giới thiệu khái quát: – Hoàn cảnh ra đời của bài Cáo

–         Vị trí đoạn trích

2.     Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (phân tích 2 câu đầu)

+ Nhân nghĩa theo quan điểm Nho giáo là nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau.

+ Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước tiên phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả muốn nói ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm yêu nước của tác giả gắn liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc

3.     Niềm tự hào về độc lập, chủ quyền dân tộc qua 8 câu tiếp :

+ Tác giả đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền của dân tộc : văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền và lịch sử lâu  đời.

+ Những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc mang tính sâu sắc, toàn diện hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc- bài thơ « Sông núi nước Nam ». Bài thơ « Sông núi nước Nam » xác định chủ quyền trên 2 phương diện là chủ quyền và lãnh thổ còn đến Nguyễn Trãi ngoài 2 yếu tố trên ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới đó là văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng.

+ Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gọi vua nước Nam là đế, nâng vị thế vua nước ta ngang hàng với các triều đại của vua phong kiến Trung Hoa.

+ Nguyễn Trãi còn tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng sức thuyết phục cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như trình độ chính trị, văn hóa… Những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn rõ ràng hơn

4.     Sức mạnh của chân lí, chính nghĩa

Tác giả đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, người bị bắt : Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã… Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt

* Đánh giá :

Đoạn trích đúng là bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật. Niềm tự hào dân tộc ấy được lưu truyền và có sức ảnh hưởng rộng rãi. ĐÓ là bài ca yêu nước của thế hệ cha ông.

KB:- Khẳng định lại nội dung yêu nước tự hào dân tộc của đoạn trích. Liên hệ thế hệ trẻ, bản thân ngày nay làm gì để xứng đáng truyền thống yêu nước của cha ông. 

Advertisements (Quảng cáo)