I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Đọc đoạn văn, sau đó trả lời câu hỏi bên dưới:
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
(Con Rồng, cháu Tiên)
1. Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Nghị luận
2. Vì sao em biết truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1?
A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật con người.
B. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.
C. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
D. Vì truyện nêu đánh giá, bàn luận.
3. Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
Advertisements (Quảng cáo)
C. Truyện ngụ ngôn
D. Truyện cười
4. Trong đoạn trích trên, những chi tiết nào là tưởng tượng, kì ảo?
A. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
B. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm.
C. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
D. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
5. Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc, nòi giống.
B. Thể hiện ý chí đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.
D. Cả A, B đều đúng.
6. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?
A. Xinh đẹp
B. Hiền hòa
C. Đẹp đẽ
II. TỰ LUẬN (7đ)
Kể lại một chuyến về quê.
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
B |
A |
D |
D |
A |
II. TỰ LUẬN
a. Mở bài:
– Lí do về thăm quê, về quê với ai?
b. Thân bài:
– Tâm trạng khi về được thăm quê.
– Quang cảnh chung của quê hương.
– Gặp bà con, họ hàng sống ở quê.
– Gặp bạn bò cùng lứa.
– Thăm phần mộ tổ tiên.
– Dưới mái nhà người thân.
c. Kết luận
– Chia tay và cảm xúc về quê hương.