I. TRẮC NGHIỆM (4đ)
1. Hãy điền tên tác giả vào các tác phẩm sau:
A. Đêm nay Bác không ngủ (…….)
B. Mưa (…….)
C. Bức tranh của em gái tôi (…….)
D. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (…….)
2. Hãy chỉ ra cách gieo vần trong đoạn thơ sau:
“Đường đi thì nhỏ
Bờ cỏ thì xanh
Trời cao thi thanh
Em ơi! Có rõ”
A. Không có vần
B. Vần lưng
C. Vần chân và vần lưng
D. Vần chân
Advertisements (Quảng cáo)
3. Phép ẩn dụ trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
A. Ẩn dụ hình thức.
B. Ẩn dụ cách thức.
C. Ẩn dụ phẩm chất.
D. Ẩn dụ chuyến đổi cảm giác.
4. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với khái niệm.
Cột A |
Cột B |
1.Nhân hóa |
a. Là đối chiếu sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng. |
2. Hoán dụ |
b. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người. |
3. So sánh |
C. Là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng. |
4. Ẩn dụ |
d. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có liên quan gần gũi. |
II. TỰ LUẬN (6đ)
Tuy chưa đến thăm động Phong Nha nhưng qua văn bản và bức tranh in trong SGK, em đã có thể hình dung ra phần nào quang cảnh của động. Hãy tưởng tượng và viết ra một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha và cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp hiếm có ấy.
I. TRẮC NGHIỆM
1.:
Advertisements (Quảng cáo)
A. Minh Huệ
B. Trần Đăng Khoa
C. Tạ Duy Anh
D. Thúy Lan
Câu2: C. Vần chân và vần lưng
3. D. Ân dụ chuyến đối cảm giác
4.
1 – b 2 – d
3 – a 4 – c
II. TỰ LUẬN
a. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh động Phong Nha.
b.Thân bài
* Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động được biểu hiện qua:
– Các hình khối, hình tượng thạch nhũ đa dạng, sinh động.
– Các màu sắc huyền ảo, lóng lánh như kim cương.
– Các âm thanh như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.
– Du khách như lạc vào thế giới của tiên cảnh.
* Cảm nghĩ:
– Tự hào về đệ nhất kì quan Phong Nha.
– Mong muốn mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên; Nhà nước sớm có kế hoạch khai thác, đưa Phong Nha trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.
c. Kết luận
– Suy nghĩ của riêng người viết về việc bảo vệ các danh lam thắng cảnh trên đất nước hoặc ở địa phương.