I.TRẮC NGHIỆM (3đ)
Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách chọn ý đúng nhất:
“…Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùnq nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng dược miếng nào”.
(Bài học đường đời đẩu tiên – Ngữ văn 6, tập 2)
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Thuyết minh D. Biểu cảm
2. Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men trong văn bản “Buổi học cuối cùng” (An-phông-xơ Đô-đê) được biểu hiện như thế nào?
A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dat của mình.
B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương.
C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống kẻ thù.
D. Yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc.
3. Trong những câu thơ sau đây, câu thơ nào thể hiện hình tượng Bác Hồ tuyệt đẹp? (Chỉ chọn một hình ảnh)
A. Người cha mái tóc bạc.
B. Bóng Bác cao lồng lộng
C. Ấm hơn ngọn lửa hồng.
D. Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
4. Chi tiết nào sau đây chứng tỏ cầu Long Biên là một nhân chứng “đau thương và anh dũng”?
A. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.
Advertisements (Quảng cáo)
B. Những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.
C. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì.
D. Những nhịp cầu tả tơi ứa đầy máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
5. Các từ “mênh mông, tấp nập, xơ xác” thuộc loại từ gì?
A. Từ ghép B. Từ láy
6. Các câu văn sau đây có phải là câu trần thuật đơn?
– Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.
– Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.
– Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng.
A. Đúng
B. Sai
II. TỰ LUẬN (7đ)
Advertisements (Quảng cáo)
Hãy tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài Tập làm văn.
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
D |
B |
D |
B |
A |
2. TỰ LUẬN
Dàn bài
a. Mở bài:
– Giới thiệu quan cảnh lớp học.
+ Ở đâu: Ở trường em.
+ Lúc nào: Trong giờ viết bài tập làm văn.
b.Thân bài:
* Cảnh trước lúc làm văn:
– Cô giáo (thầy giáo) vào lớp…
– Không khí lớp…
– Quang cảnh chung của phòng học.
* Cảnh trong lúc làm văn:
– Cảnh phía trước bảng: Cô giáo ghi đề làm văn trên bảng… (chữ viết chuẩn mực).
– Cô giáo hướng dẫn lại những yêu cầu khi làm văn… (giọng rõ ràng, trầm ấm).
– Cảnh phía dưới: Học sinh lấy giấy ghi đề làm văn.
– Học sinh bắt đầu làm bài… (gương mặt suy nghĩ, tay nắn nót viết…)
– Cô giáo đi lên đi xuống uốn nắn những sai sót…
* Cảnh cuối giờ làm văn:
– Cảnh cô giáo nhắc nhở học sinh xem lại bài đã viết…
– Cảnh học sinh nộp bài văn.
c. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ:
+ Tình cảm: yêu thích học môn văn.
+ Suy nghĩ: hiểu được ý nghĩa của tiết tập làm văn.
– Hoạt động: quyết tâm học tốt để sau này xây dựng đất nước giàu đẹp.