Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Thi kì 1 môn Văn lớp 6 phòng GD Nghĩa Hưng Từ nào sau đây là từ láy

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn của phòng Giáo dục huyện Nghĩa Hưng, Nam Định năm học 2018 – 2019: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học?

PHÒNG GD&ĐT     ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

HUYỆN NGHĨA HƯNG        Năm học: 2018 – 2019

                                              MÔN: NGỮ VĂN 6

                                    (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2đ)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

1. Trong bốn từ sau: (mơn mởn, trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở) có mấy từ ghép?

A. Một từ       B. Hai từ      C. Ba từ        D. Bốn từ

2. Từ nào sau đây là từ láy?

A. Nhà xửa     B. Quần áo         C. Sách vở    D. Xinh xắn

3. Câu văn: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi …” (Sơn Tinh – Thủy Tinh) có mấy cụm động từ?

A. Một cụm động từ        B. Hai cụm động từ

Advertisements (Quảng cáo)

C. Ba cụm động từ           D. Bốn cụm động từ

4. Trong câu “Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn” (Tháng gióng) từ nào là lượng từ:

A. Nhà vua          B. Thợ         C. làm gấp         D. những

5. Xác định từ mượn có trong câu sau: “Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.” (Sọ Dừa)?

A. Ngày cưới      B. linh đình         C. gia nhân      D. tấp nập

6. Những từ in đậm trong câu thơ sau thuộc từ loại nào?

“Một canh … hai canh … lại ba canh,

Advertisements (Quảng cáo)

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành.”

(Hồ Chí Minh)

A. Danh từ        B. Động từ        C. Tính từ        D. Số từ

7. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là:

A. Từ láy     B. Từ ghép        C. Từ đồng nghĩa    D. Từ trái nghĩa

8. Hãy chọn từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:

“ … là không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu.”

A. Háo hức            B. Ngẫm nghĩ

C. Bâng khuâng       D. Băn khoăn

Phần II. Tự luận (8đ)

1. (3,5đ) Cho đoạn văn sau:

“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vậ chú bé dặn.”

Trả lời các câu hỏi sau:

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học? (1đ)

b. Hãy giải nghĩa từ “sứ giả” và cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (1đ)

c. Trong câu nói đầu tiên: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.” Gióng đã nói về điều gì? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng? (1,5đ)

2. (4,5đ)

Hãy kể về một người bạn thân yêu nhất của em.

Advertisements (Quảng cáo)