Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 1 lớp 6

Thi kì 1 Văn 6 mới nhất có đáp án chi tiết – trường THCS Lộc Hạ

Tâm sự của một bài kiểm tra  được điểm kém bị chủ nhân vứt bỏ trong ngăn bàn. Đề thi  môn Văn lớp 6 có đáp án chi tiết của Trường THCS Lộc Hạ – Nam Định.

1: (2điểm)

a. Cụm danh từ là gì ?

b. Đọc kỹ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

”  Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất”

                                                            (Em bé thông minh)

  Chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn văn .

– Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ và chép cụm danh từ  vừa tìm được vào mô hình đó.

2: (3điểm)

a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.

b. Qua câu chuyện ngụ ngôn ” Thầy bói xem voi” tác giả dân gian muốn gửi đến bạn đọc điều gì ?

3: ( 5 điểm)

    Tâm sự của một bài kiểm tra  được điểm kém bị chủ nhân vứt bỏ trong ngăn bàn.


BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN VĂN 6 NĂM 2015

1: (2đ)

a- Cụm danh từ là gì ?

Cụm danh từ là là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . (0.5đ)

b  – Xác định được cụm danh từ

+   Một hôm  (0.25đ)

Advertisements (Quảng cáo)

+   một cánh đồng làng kia   (0.25đ)

+    hai cha con nhà nọ   (0.25đ)

Vẽ mô hình và điền cụm danh từ (0.75đ)

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

một

hôm

một

cánh đồng

làng kia

hai cha con

nhà nọ

 

2: (3đ)

a) Truyện truyền thuyết – Truyện cổ tích

– Giống nhau : (0.5đ)

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường

– Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)  (0.75đ)

Advertisements (Quảng cáo)

+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)    (0.75đ)

b) Qua câu chuyện ngụ ngôn ” Thầy bói xem voi” tác giả dân gian muốn gửi đến bạn đọc điều gì ?

– Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới nhìn một khía cạnh mà cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. (0.5đ)

– Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.  (0.5đ)

3: ( 5điểm)  Tâm sự của một bài kiểm tra  được điểm kém bị chủ nhân vứt bỏ trong ngăn bàn.

MB: (0.5 điểm)

HS có thể chọn những cách sau để mở bài :

– Trực tiếp :  bài kiểm tra tự giới thiệu về mình …

– Gián tiếp : Tạo ra tình huống để bài kiểm tra tự kể về mình …

TB: (4 điểm )

* Bài kiểm tra tự giới thiệu về mình và việc bị vứt bỏ trong ngăn bàn:

– Lúc đầu cũng giống như các bạn, được  mua về từ hiệu sách, được cất ngay ngắn trong túi giấy kiểm tra, ngày ngày theo chủ nhân tới trường, mong đợi đến lúc được phục vụ chủ nhân trong giờ kiểm tra

– Đến giờ kiểm tra môn …, hào hứng khi được chủ nhân lấy ra sử dụng , ghi tên lớp , làm bài , nộp bài …

– Sau một tuần mong gặp lại chủ nhân, khi cô giáo trả bài  chủ nhân của nó cầm lên xem xét qua loa sau đó ném nó vào ngăn bàn chứ không cất vào túi đựng giấy kiểm tra – nơi các bạn bè của nó đang ở …

– Hậu quả: bài kiểm tra bị sách vở đè lên, bị dồn vào góc ngăn bàn, nhàu nát…

– Cảm giác: đau đớn, ngẹt thở vì bị chèn ép,ngứa ngáy,khó chịu vì bụi bặm …

– Nguyên nhân : do chủ nhân lười biếng, ham chơi, không ôn bài, làm bài không tốt, bị điểm kém, sợ bố mẹ biết  sẽ mắng nên không cất bài kiểm tra vào túi

* Tâm trạng, thái độ của bài kiểm tra :

– Buồn bã vì bị ném vào ngăn bàn , thất vọng vì ý thức của chủ nhân

– Lo lắng một ngày nào đó sẽ bị quẳng vào sọt rác , bị vứt đi, bị xé…

– Mong muốn : các cô cậu học trò chăm học hơn, thuộc bài, làm bài tốt, được điểm cao… để không có bài kiểm tra nào phải chịu số phận như mình

KB: (0.5điểm )

Cảm xúc, suy nghĩ, lời nhắn nhủ…

Cách cho điểm :

– Phần mở bài và kết bài : đúng yêu cầu thể loại : cho mỗi phần 0.5 điểm

– Phần thân bài :

+ Đảm bảo các yêu cầu trên , kể  chuyện tự nhiên,logic, sinh động hấp dẫn, lời văn mạch lạc trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc, trí tưởng tượng  phong phú ( 3.5 – 4 điểm )

+ Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên nhưng chuyện kể chưa thật sinh động, mắc vài lỗi diễn đạt, lỗi chính tả(2-3 điểm)

+ kể được một vài chi tiết, kết cấu thiếu logic, đôi khi nhầm lẫn ngôi kể, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi chính tả( 0.5-1.75 điểm )

+ Lạc đề : 0 điểm

Advertisements (Quảng cáo)