Trang Chủ Lớp 10 Đề thi học kì 1 lớp 10

Đề môn Lý lớp 10 cuối học kì 1: Hệ thức nào sau đây xác định độ lớn của lực hấp dẫn (định luật vạn vật hấp dẫn là)?

Hệ thức nào sau đây xác định độ lớn của lực hấp dẫn (định luật vạn vật hấp dẫn là)?; Một lò xo khi treo vật m= 200g sẽ dãn ra một đoạn \(\Delta \)l= 4cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2. … trong Đề môn Lý lớp 10 cuối học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. PHẦN  TRẮC NGHIỆM  KHÁCH QUAN:  4 điểm

1. . Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được

B. Lực là nguyên nhân là biến đổi chuyển động của một vật

C. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được

D. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật

2. . Hệ thức nào sau đây xác định độ lớn của lực hấp dẫn (định luật vạn vật hấp dẫn là)?

A.  \({F_{hd}} = \dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\).

B.  \({F_{hd}} = \dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\)

C.  \({F_{hd}} = G.\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\).

D.  \({F_{hd}} = G.\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^{}}}}\).

3. . Một lò xo khi treo vật m= 200g sẽ dãn ra một đoạn \(\Delta \)l= 4cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

A. 0,5N/m.                            B. 0,05N/m.

C. 500N/m.                           D. 50N/m.

4. . Kết luận nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. Có vận tốc có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian.

B. Có vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số

C. Có quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi.

D. Có quỹ đạo là đường thẳng.

5. . Chất điểm chuyển động tròn đều trên đừơng tròn bán kính r =0,1m với tốc độ dài v =0,5m/s.Chu kỳ và tốc độ góc của chất điểm là:

A.  T=5s; \(\omega  = 1,256\)rad/s.

B.  T=125,6s;\(\omega  = \)0,05rad/s.

C.  T=12,56s;\(\omega \)=0,5rad/s.

D. T=1,256s; \(\omega  = 5\)rad/s.

6. . Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N bằng một đòn gánh dài 1m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vai đặt vào đòn gánh ở vị trí nào?

A. Cách đầu gánh gạo 0,6m.

B. Cách đầu gánh ngô 0,5m.

C. Cách đầu gánh ngô 0,4m.

D. Cách đầu gánh gạo 0,4m.

7. . Một vật chịu tác dụng của ba lực không song song sẽ cân bằng khi giá của ba lực đó:

A. đồng quy.

Advertisements (Quảng cáo)

B. đồng phẳng.

C. đồng quy tại một điểm của vật.

D. đồng phẳng và đồng quy.

8. . Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất, vận tốc vật khi chạm đất là v. Thời gian rơi của vật xác định từ công thức nào sau đây?

A. \(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

B. \(t = v.g\)

C. t = \(\dfrac{g}{v}\)

D.  \(t = \sqrt {\dfrac{h}{g}} \)

9.. . Công thức tính độ lớn lực đàn hồi theo định luật Húc là:

A.  \(F = ma\).

B.  \(F = k\left| {\Delta l} \right|\).

C.  \(F = \mu N\).

D. \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\).

10. . Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:

A.  x = x0 + v0t2 + \(\dfrac{1}{2}\)at3

B.  x = x0 + v0t + \(\dfrac{1}{2}\)a2t

C.  x = x0 + v0t + \(\dfrac{1}{2}\)at

D.  x = x0 + v0t + \(\dfrac{1}{2}\)at2

11. . Một thanh nhẹ nằm ngang, dài 7,0m có trục quay tại điểm cách đầu bên trái 2,0m. Một lực 50N hướng xuống tác dụng vào đầu bên trái và một lực 150N hướng xuống tác dụng vào đầu bên phải của thanh. Cần đặt lực 250N hướng lên tại điểm cách trục quay bao nhiêu để thanh cân bằng?

A. 5,0m.                                B. 3,4m.

Advertisements (Quảng cáo)

C. 4,5m.                                D. 2,5m.

12. . Trong chuyển động thẳng đều:

A. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v.

C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v.

D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

13. . Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì cần:

A. nâng cao trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế.

B. hạ thấp trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế.

C.  hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.

D.  nâng cao trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế.

14. . Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:

A.  3s và 60m.                       B.  2s và 40m.

C.  1s và 20m.                       D.  4s và 80m.

15.  Một ô tô đang chuyển động thì đột ngột hãm phanh, hành khách ngồi trên xe sẽ

A. Dừng lại ngay

B. Ngã người về phía sau

C. Dồn người về phía trước

D. Ngã người sang bên cạnh

16. . Hai ôtô A và B chạy cùng chiều trên một đoạn đường với vận tốc lần lượt là 60km/h và 30 km/h. Độ lớn vận tốc tương đối của ôtô A so với B là:

A. 40km/h.                            B. 70 km/h.

C. 90km/h.                            D. 30 km/h.

II. PHẦN TỰ LUẬN   (6đ)

1. Một vật được thả  rơi tự do từ độ cao h = 45m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí và lấy g = 10m/s2.

1.Tính thời gian kể từ vật bắt đầu rơi đến khi chạm đất.

2. Tính quãng đường vật rơi trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất.

2. Một hộp gỗ có m= 1,5kg trượt trên mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát trượt là 0,2 với một lực đẩy theo phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s2.Tính lực đẩy trong các trường hợp sau:

1. Vật chuyển động thẳng đều.

2.  Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 1s vận tốc tăng từ 1,8 km/h đến 3,6 km/h.

3. So sánh lực đẩy của vật ở câu a với trọng lượng của vật.


I. PHẦN  TRẮC NGHIỆM  KHÁCH QUAN:  (4đ)

1

2

3

5

6

B

C

D

C

D

6

7

8

9

10

D

D

A

B

D

11

12

13

14

15

B

D

C

D

C

16

D

II. PHẦN TỰ LUẬN:   (6đ)

1. 1. t =  \(\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \) = \(\sqrt {\dfrac{{2.45}}{{10}}} \) = 3s

2. \(\Delta h = h – h’\)

h’= \(\dfrac{1}{2}gt{‘^2}\)= \(\dfrac{1}{2}.10.{(3 – 2)^2}\)= 5m

\( \to \)\(\Delta h = 45 – 5 = 40m\)

2. Có 4 lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow P ,\,\,\overrightarrow N ,\,\,{\overrightarrow F _{mst}},\,\,{\overrightarrow F _d}\)

vẽ hình

viết pt: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + {\overrightarrow F _{mst}} + {\overrightarrow F _d} = m\overrightarrow a \,\,\,(*)\)

chiếu (*) lên:

Oy: N = P = m.g = 1,5.10 = 15N

Ox:

\(\begin{array}{l}{F_{mst}} – {F_d} = ma\\ \to {F_d} = {F_{mst}} + m.a\end{array}\)

\({F_{mst}}\)= \(\mu .N = \) 0,2.15= 3N

1. a = 0(0,25đ)

3 + 1,5.0= 3N

2. a = \(\dfrac{{v – {v_0}}}{t} = \dfrac{{1 – 0,5}}{1} = 0,5m/{s^2}\)

3 + 1,5.0,5 = 3.75 (N)

3. P = 15N > Fđ = 3N

Advertisements (Quảng cáo)