I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6đ)
Học sinh chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
1. Các từ “Giật, bịch, túm, tát, xô, đẩy” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Các bộ phận của chân
B. Các hoạt động của chân
C. Các hoạt động của tay
D. Các bộ phận của tay
2. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?
A. Rào rào
B. Ríu rít
C. Leng keng
D. Mênh mông
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi viết: “Trong lúc ông ta dọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”?.
(Tôi đi học – Thanh Tịnh)
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Nói quá
D. Nói giảm, nói tránh
4. Trong những từ sau đây, từ nào không phải là từ địa phương?
A. Thầy em B. Bỏ bễ
C. U nó D. Cai lệ
5. Tình thái từ trong câu “Trưa nay các em được về nhà cơ mà”(Tôi đi học – Thanh Tịnh) thuộc loại nào?
A. Tình thái từ nghi vấn.
B. Tình thái từ cảm thán,
C. Tình thái từ cầu khiến.
D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Advertisements (Quảng cáo)
6. Trong các câu dưới đây, câu nào không có trợ từ?
A. Ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá.
B. Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi.
C. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây.
D. Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng.
7. Trong các từ dưới dây, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất?
A. Biển
B. Sông nước
C. Sông ngòi
D. Ao hồ
8. Dòng nào chỉ ra điểm giống nhau đầy đủ nhất trong những câu sau đây?
– U van Dần, u lạy Dần!
– Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
– Cô tôi chưa dứt câu, cổ tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
A. Đều là câu ghép.
B. Đều là câu ghép có hai vế câu.
C. Đều là câu ghép có hai vế câu không dùng từ nối.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Đều là câu ghép có hai vế câu dùng từ nối.
9. Câu: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học” (Tôi đi học– Thanh Tịnh) là loại câu nào?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép có quan hệ bổ sung.
C. Câu ghép có quan hệ nguyên nhân, giải thích.
D. Câu ghép có quan hệ đồng thời.
1.0: Trong câu văn: “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau”, quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ gì?
A. Nối tiếp
B. Nguyên nhân
C. Tương phản
D. Đồng thời
1.1: Câu nào sau dây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh?
A. Thôi để mẹ cầm cũng được.
B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.
C. Bác trai đã khá rồi chứ?
D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
1.2: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
C. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4đ)
1. (2đ)
Phân tích giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh sau:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
2. (2đ)
Viết một đoạn văn ngắn, đề tài tự chọn (khoảng 6 đến 8 dòng) có sử dụng biệt ngữ của học sinh.
I. Phần trắc nghiệm: (6đ)
1 – C |
2 – D |
3 – C |
4 – D |
5 – D |
6 – C |
7 – B |
8 – C |
9 – C |
10 – A |
11 – D |
12 – C |
II. Phần tự luận: (4đ)
1.
Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn thơ sau:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
– Từ tượng hình:
+ Gầy guộc: gầy gò đến mức chỉ còn da bọc xương.
+ Mong manh: rất mỏng, gây cảm giác không đủ sức chịu đựng.
⟶ Gợi đến sự mỏng manh, yếu ớt nhưng rất kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết của cây tre. Đó cũng chính là biểu tượng kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.
2. Đang ngồi học trong lớp, bỗng có tiếng gọi của thằng Nam lớp bên gọi tôi. Cái giọng oang oang của nó dọc hành lang cho đến cửa lớp với cái điệu bộ vô cùng đáng ghét: “À há, nghe bảo bạn Hùng hôm nay được ăn trứng ngỗng hả? Ha ha, trứng ăn với cơm là ngon nhất rồi”. Cái giọng điệu chế giễu đó khiến tôi nổi điên, tôi gào vào mặt nó: “Còn hơn được ăn gậy, mày thì giỏi hơn tao chắc”. Thế mà cái mặt thằng Nam vẫn nhơn nhơn, nó cười toe rồi nói với vào lớp tôi: ” 1 điểm vẫn hơn thằng 0 điểm”.