1.Em biết gì về các thể chiếu, hịch, cáo? (1,5đ)
2.Qua Hịch tướng sĩ, em hiểu gì về thái độ, nỗi lòng và niềm mong muốn của Trần Quốc Tuấn? (2,5đ)
3.Chép lại phần dịch thơ bài Đi đường của Hồ Chí Minh. (1,0đ)
4.Viết một đoạn văn ngắn (10 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh). (5,0đ)
1. – Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
Advertisements (Quảng cáo)
– Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu.
– Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lí luận sắc bén.
2.Thái độ, nỗi lòng và niềm mong muốn của Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ:
– Căm thù giặc sâu sắc.
Advertisements (Quảng cáo)
– Yêu nước tha thiết.
– Nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình những sai trái của các tướng sĩ.
– Khuyên tướng sĩ chăm chỉ luyện tập để bảo vệ đất nước.
3.Ghi lại theo trí nhớ phần dịch thơ bài Đi đường của Hồ Chí Minh.
4.Yêu cầu HS viết được một đoạn văn có độ dài vừa phải theo yêu cầu của đề, có sự hoàn chỉnh về hình thức và trọn vẹn về nội dung.
– Về nội dung đoạn văn phải đảm bảo các ý sau:
+ Trăng và người đã vượt qua song sắt của nhà tù để tìm đến với nhau, ngắm nhau say đắm. Trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Bác. Đây là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Tâm hồn bình thản, lạc quan, yêu thiên nhiên say đắm của Bác.
– Nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ: đối, nhân hoá.