I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(5đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau, chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Nhốn nháo.
B. Vật vã.
C. Trao tặng.
D. Sòng sọc.
2. “ru tréo” là từ tượng thanh. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
3. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao
B. Rũ rượi
C. Xộc xệch
D. Xồng xộc
4.Câu:“Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” là câu gì?
A.Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu đặc biệt
D. Câu phức
5. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được dùng trong câu văn trên với mục đích gì?
A.Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
B.Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp,
C.Đánh dâu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.
D.Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.
Advertisements (Quảng cáo)
6. Các vế của câu ghép sau đây được nối với nhau bằng cách nào?
“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào củng nhìn rõ” (Hai cây phong – Ai-ma-tốp)
A.Dùng dấu phẩy.
B.Dùng cặp quan hệ từ.
C.Dùng dấu hai chấm.
D.Dùng cặp phó từ hô ứng.
7. Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở lại một mình”. (Nguyễn Khải)
A.So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nói giảm, nói tránh
D. Nói quá
8. Từ “hở” trong câu những câu thơ sau:
“Cái phút hoa quỳnh nở
Nó thế nào hở trăng?
Nó thế nào hở sao?
Advertisements (Quảng cáo)
Nó thế nào hở gió?
Cái phút hoa quỳnh nở
Làm sao tìm lại đây?”
(Hoa quỳnh – Lâm Thị Mỹ Dạ)
thuộc từ loại nào?
A. Thán từ
B. Tình thái từ.
C. Trợ từ.
D. Quan hệ từ.
9. Dòng nào sau đây có chứa tình thái từ?
A. Đã dậy rồi hả trầu?
(Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa)
B. Cuốn truyện này hay ơi là hay.
C. Nào đi tới! Bác Hồ ta nói.
(Bài ca mùa xuân 1961 – Tố Hữu)
D. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Nhớ rừng – Thế lữ)
1.0: Nói giảm, nói tránh, nói quá đều là biện pháp tu từ?
A. Đúng. B. Sai.
II. PHẦN TỰ LUẬN:(5đ)
1.: Người ta thường dùng các cách nào để nói giảm, nói tránh.
Tìm 3 ví dụ có sử dụng nói giảm, nói tránh.
2. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) vế chủ đề: Huế – Thành phố Festival của Việt Nam, trong đó có sử dụng câu ghép, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép thích hợp.
I. Phần trắc nghiệm: (5đ)
1 – C |
2 – B |
3 – A |
4 – B |
5 – B |
6 – B |
7 – C |
8 – C |
9 – C |
10 – A |
II. Phần tự luận: (5đ)
1. (2 điểm)
– Người ta thường dùng những cách sau để nói giảm, nói tránh:
+ Dùng từ đồng nghĩa.
+ Dùng từ Hán Việt.
+ Dùng cách phủ định (trong cặp từ trái nghĩa).
– Ví dụ minh hoạ có sử dụng nói giảm, nói tránh:
* “Bác Dương thôi đã thôi rồi” (Nguyễn Khuyến)
* Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” (Tố Hữu)
* “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”
(Chiếc lá cuối cùng -O Hen-ri)
2. (3đ) Người Huế tham gia Festival rất lạ, họ không ồn ào, vội vã mà từ từ xuống đường, từ từ hòa vào dòng người và cũng từ từ thăng hoa, bùng nổ theo đúng cái tính cách từ tốn và có phần e lệ vốn có của mình. Chính cái nét tính cách vừa đằm thắm vừa mạnh mẽ ngầm ấy đã làm nên một nét duyên thầm kỳ lạ rất dễ lôi cuốn du khách khi đến với thành phố Festival này.
Bầu không khí cuồng nhiệt của Festival dường như đã đánh thức mảnh đất Cố đô vốn quanh năm ưa yên bình, trầm lặng. Ở những lễ hội đường phố, không chỉ có lớp trẻ tham gia, mà giờ đã có cả những người già, lớp người vốn được coi là chịu nhiều ảnh hưởng của nếp sống cố đô xưa. Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng Festival đã tạo nên một sự đổi thay rất lớn trong tính cách văn hóa Huế cũng như con người Huế.
Chẳng thế mà trong lời giã bạn tại Lễ bế mạc Festival Huế 2016, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trải lòng mình rằng: “Festival Huế 2016 không chỉ hướng đến việc quảng bá hình ảnh của một Cố đô Huế đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc… mà còn để du khách luôn nhớ những giây phút kỳ thú mà bình yên, mới mẻ mà thân thuộc, thoải mái và ấm tình người của vùng đất Cố đô!”