Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

Đề môn Lý lớp 8 cuối học kì 1: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?; ác dụng của áp lực phụ thuộc vào đâu? … trong Đề môn Lý lớp 8 cuối học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. TRẮC NGHIỆM (4đ): Chọn đáp án đúng

1. Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:

A.\(p = \dfrac{F}{S}\)                          B.\(p = F.s\)

C.\(p = \dfrac{P}{S}\)                          D. \(p = d.V\)

2. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. Phương của lực                              B. Chiều của lực

C. Điểm đặt của lực                                      D. Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

3. Muốn tăng áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

4.: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu             B. Trọng lực của tàu

C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray                       D. Cả ba lực trên

5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.

C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.

D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

6. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Trọng lượng riêng của chất lỏng

7. Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

Advertisements (Quảng cáo)

A.Tăng                                                         B.Giảm

C. Không đổi.                                              D. Có thể tăng, cũng có thể giảm

8. Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. \(p = \dfrac{d}{h}\)                    B. p= d.h

C. p = d.V                       D. \(p = \dfrac{h}{d}\)

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

1.0: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ

B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm

C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi

D. Uống nước trong cốc bằng ống hút

1.1: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

Advertisements (Quảng cáo)

A. Tại đỉnh núi      B. Tại chân núi               C. Tại đáy hầm mỏ                  D. Trên bãi biển

1.2: Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì ?

A. Không khí càng đặc                            B. Lực hút trái đất giảm nên áp suất giảm

C. Không khí càng loãng                               D. Không khí càng nhiều tạp chất

13: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Acsimét                                    B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát

C. Trọng lực                                               D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét

14: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

A. Thể tích toàn bộ vật                              B. Thể tích chất lỏng

C. Thể tích phần chìm của vật                    D. Thể tích phần nổi của vật

15: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A.Tăng lên             B. Giảm đi                     C. Không thay đổi                     D. Chỉ số 0.

II. TỰ LUẬN (6đ):

1. (1đ): Viết công thức tính lực đẩy Acsimet. Tên, đơn vị của mỗi đại lượng.

2. (2đ): Cho ba ví dụ về công cơ học. Chỉ ra lực thực hiện công trong mỗi ví dụ

3. (3đ): Một bình thủy tinh cao 1,2 m được chứa đầy nước.

a)     Tính áp suất do nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình. Cho dnước = 10 000 N/m3.

b)    Tính  áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 0,65 m?


Câu  1 2 3 4 5
Đáp án A D B B A
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án A C B A A
Câu 11 12 13 14 15
Đáp án C C D C B

Tự luận

1. Công thức tính lực đẩy Acsimet:

                 FA= d.V

Trong đó:

FA : Lực đẩy Acsimet (N)

d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

2. Vd1: Con bò đang kéo xe

Lực thực hiện công: lực kéo

Vd2: Người đẩy xe đang chuyển động

Lực thực hiện công: lực đẩy

3. Tóm tắt:

hA = 1,2m

hB = 1,2 – 0,65 = 0,55m

dnước = 10000 N/m3

pA = ?

pB = ?


a)     Áp suất nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình là:

pA = d . hA = 10000 . 1,2 = 12000 (N/m2)

b)    Áp suất nước tác dụng lên điểm B cách đáy bình 0,65m là:

pB = d. hB = 10000 . 0,55 = 5500 (N/m2)

Advertisements (Quảng cáo)