Trang Chủ Lớp 6 Đề thi học kì 2 lớp 6

Thi học kì 2 Sinh học 6 Đề số 6: Quả và hạt phát tán nhờ gió thườnng có những đặc điểm nào?

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 6 – Đề số 6: Nêu các đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm

I. TRC NGHIỆM (4 đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu l. Quả và hạt phát tán nhờ gió thườnng có những đặc điểm nào ?

a. Quả hoặc hạt nhẹ, thường có cánh hoặc có túm lông

b. Quả khi chín tự mở được

c. Quả có gai, móc

d. Cả a, b và c đều đúng.

2.. Những nhóm cây nào sau đây toàn cây thuộc Hạt kín ?

a. Cây mít, cây rêu, cây ớt                                       b. Cây hoa hồng, cây cải, cây dừa

c. Cây đào, cây cao su, cây dương xỉ                    d. Cây thông, cây lúa, cây hồng

3.. Các vi khuẩn sống trong đất có vai trò trong nông nghiệp, vì:

a. Làm cho đất tơi xốp

b. Có khả năng phân huỷ chất hữu cơ (từ các động vật, thực vật chết) thành các muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng. Một số vi khuẩn tạo thành nốt sần ở rễ cây họ đậu có khả năng cố định đạm.

c. Cả a và b dều đúng

d. Cả a và b đều sai

4.. Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ?

a.  Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng.

Advertisements (Quảng cáo)

b. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

c. Xây dựng và phát hiện với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm

d. Cả a, b và c

Câu 5. Đặc điểm của tảo là:

a. Là nhóm thực vật bậc thấp                   b. Sống ở nước

c. Chưa có thân, rễ, lá thực sự                 d. Cả a, b và c đều đúng.

6.. Các biện pháp cải tạo cây trồng là:

a. Cải biến đặc tính di truyền của giống cây (lai giống, gây đột biến,…)

b. Nhân giống những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng

c. Chăm sóc cây

Advertisements (Quảng cáo)

d.Cả a, b và c đều đúng.

7. Lợi ích cua việc nuôi ong trong các vườn cây ăn quả:

a.Thụ phấn cho hoa, góp phần tạo năng suất cao cho vườn cây ăn quả

b.Thu được nhiều mật ong

c. Cả đàn ong duy trì và phát triển mạnh

d. Cả a, b và c đều đúng.

8.. Hiện tượng thụ tinh là:

a.Hiện tượng kết quả và tạo hạt

b. Hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

c.Hiện tượng hạt phấn nảy mầm thành ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ, vòi nhuỵ vào trong bầu gặp noãn.

d.Cả a và b.

II.    TỰ LUẬN (6 đ)

1.. Nêu các đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm.

2.. Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó.


I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

       8

a

b

b

d

d

d

a

b

 II. TỰ  LUẬN (6đ)

1. Nêu các đặc đểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm. Cho ví dụ minh hoạ

Đặc đim

Lp 1 lá mm

Lp 2 lá mm

Kiểu rễ

Rễ chùm

Rễ cọc

Kiểu gân lá

Gân lá song song, hình cung

Gân lá hình mạng

Số cánh hoa

3 hoặc 6

4 hoặc 5

Hạt

Phôi có 1 lá mầm

Phôi có 2 lá mầm

Thân

Thân cỏ, thân cột

Thân cỏ, thân cột, thân leo

Ví dụ

Cây lúa, cây cỏ

Cây nhãn, cây hoa hồng

2. Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó.

– Các ngành Tảo: chưa có thân, lá, rễ, sống ở nước là chu yếu.

– Ngành Rêu: rễ giả, lá nhỏ hẹp, thân không phân nhánh, có bào tử. Bào tử nảy mầm thành cây con. Sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt.

– Ngành Dương xỉ: đã có rễ thật, lá đa dạng, thân. Có bảo tử. Bào tử nảy mầm thành nguyên tản. Sống ở cạn là chủ yếu (sống ở những nơi khác nhau).

– Ngành Hạt trần: đã có rễ thật, lá đa dạng, thân. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá noãn). Sống ở cạn là chủ yếu (sống ở những nơi khác nhau).

– Ngành Hạt kín: thân, rễ thật, lá thật đa dạng. Có hoa và quả. Hạt kín (hạt nằm trong quả). Sống ở cạn là chu yếu (sống ở những nơi khác nhau).

Advertisements (Quảng cáo)