1. (4đ) Phân biệt sự khác nhau giữa đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
2.. (6đ)
Cho đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Advertisements (Quảng cáo)
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn tự sự có đối thoại của hàng xóm với bà và của bà với cháu.
Advertisements (Quảng cáo)
1. (4đ) Phân biệt sự khác nhau giữa đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
– Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
– Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
– Độc thoại nội tâm: Là khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng.
2. (6đ) – Kể chi tiết giặc càn quét, dân làng chạy giặc
– Miêu tả cảnh làng bị giặc đốt cháy, cảnh mọi người trở về. Chú ý lời đối thoại giữa dân làng với bà trước cảnh nhà bị đốt và túp lều tranh mới dựng.
– Miêu tả cảnh bà lặng lẽ, can đảm sắp đặt lại cuộc sông của mình kết hợp với lời đối thoại của hai bà cháu, độc thoại nội tâm của đứa cháu.