Trang Chủ Lớp 7 Đề thi học kì 2 lớp 7

Thi và kiểm tra học kì 2 Sinh học 7: Các loài động vật nào sau đây sống ở môi trường hoang mạc đới nóng?

Đề thi và kiểm tra học kì 2 môn Sinh học lớp 7: Tim 3 ngăn, có thêm vách ngăn hụt ở tâm thất, 2 vòng tuần hoàn, máu pha trộn ít. Đây là đặc điểm của lớp động vật nào sau đây?

I. TRC NGHIỆM: (4đ)

1.. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Đặc điểm đặc trưng của hệ hô hấp lưỡng cư là:

A. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da.

B. Hô hấp chủ yếu qua da và một phần bằng phổi,

C. Chỉ hô hấp qua da.

D. Chỉ hô hấp bằng phổi.

2. Tim 3 ngăn, có thêm vách ngăn hụt ở tâm thất, 2 vòng tuần hoàn, máu pha trộn ít. Đây là đặc điểm của lớp động vật nào sau đây ?

A. Lưỡng cư                 B. Bò sát

C. Chim                         D. Thú

3. Các loài động vật nào sau đây sống ở môi trường hoang mạc đới nóng ?

A. Cá voi, cú tuyết, chồn bắc cực, gấu trắng.

B. Chuột nhảy, chồn bắc cực, cáo bắc cực, cú tuyết,

C. Lạc đà, rắn hoang mạc, chuột nhảy.

D. Gấu trắng, cú tuyết, chuột nhảy, cá voi.

4. Lợi ich của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam ?

1. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp (da, lông…)

2. Cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón …)

3. Cung cấp thực phẩm, dược liệu, sức kéo

Advertisements (Quảng cáo)

4. Có giá trị trong thể thao văn hoá.

5. Dùng làm thiên địch tiêu diệt các sinh vật có hại

6. Có giá trị trong hoạt động du lịch.

A. 1, 3, 4, 5, 6       B. 1, 2, 3, 4, 5

C. 2, 3, 4, 5, 6.      D. 1, 2, 4, 5, 6

5. Những loài động vật nào sau đây có đời sống trong nước ?

A. Dơi, sóc bay, rái cá, hải li

B. Chuột đồng, chuột chù, sóc, nhím

C. Chuột chũi, dúi, nhím, sóc

D. Cá voi, cá đenphin, thú mỏ vịt, hải li

2.. Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1, 2, 3, .. để hoàn chnh các câu sau:

Advertisements (Quảng cáo)

Trong sự phát triển của giới động vật, sự….. (1)…. của cơ quan vận động, di chuyển thể hiện ở sự phức tạp hoá………..(2)………thành những bộ phận khớp độngvới nhau (sự phân đốt) để đảm bảo sự cử động phong phú của chi, tiếp theo là sự phân hoá các chi đảm nhiệm các……..(3)………khác nhau (chân bò, chân nhảy ở châu chấu) đảm bảo cho sự…….. (4)……có hiệu quả hơn. Sự hoàn thiện………..(5)……….ở động vật có xương sống giúp chúng……….(6)……….với các hình thức di chuyển ở những điều kiện sống khác nhau.

II. T LUẬN (6đ)

1.. Hãy cho biết tính hằng nhiệt của chim có ưu thế gì so vói tính biến nhiệt ở những động vật biến nhiệt.

2.. Vì sao nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất ?

3.. Hãy k các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó. Cho biết giun đất, giun đũa, cá thể nào là lưỡnig tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong ?


I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1.

1

2

3

4

5

B

B

C

B

D

2.

(1) – hoàn chỉnh,                       (2) – các chi,                        (3) – chức năng,

(4) – vận động,                           (5) – cơ quan di chuyển,     (6) – thích nghi

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. Tính hằng nhiệt của chim có ưu thế hơn so với tính biến nhiệt ở những động vật hiến nhiệt.

– Tính hằng nhiệt có ưu thế hơn hẳn tính biến nhiệt ở chỗ, con vật ít phải lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

– Khi thời tiết quá lạnh, con vật không phải ở trạng thái ngủ đông hoặc trú đông như ở lưỡng cư, bò sát.

– Cường độ dinh dưỡng (phụ thuộc vào nhiệt độ) sẽ được ổn định và hoạt động của chúng ít bị ảnh hưởng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

2. Nói thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, vì:

– Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

– Có lông mao bao phủ cơ thể

– Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

– Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.

– Bộ não phát triển.

3. * Các hình thức sinh sản ỏ động vật:

– Có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.

* Phân biệt 2 hình thức sinh sản đó:

– Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. Có 2 hình thức chính: Sự phân đôi cơ thể và mọc chồi.

– Sinh sản hữu tính: là hỉnh thức sinh sản có ưu thế hơn hình thức sinh sản vô tính. Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi. Trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ là thụ tinh ngoài và được thụ tinh trong cơ thể mẹ là thụ tinh trong.

* Cho biết giun đất, giun đũa, cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong:

Tên động vật

Luỡng tính

Phân tính

Thụ tinh ngoài

Thụ tinh trong

Giun đất

+

+

Giun đũa

+

+

Advertisements (Quảng cáo)