I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trong lớp lưỡng cư, bộ nào sau đây có số loài lớn nhất ?
A. Lưỡng cư có đuôi
B. Lưỡng cư không đuôi
C. Lưỡng cư không chân
D. Cả A, B và C.
Câu 2. Những loài ĐVCXS trong cuộc đời có 2 giai đoạn sống, đó là:
A. Lưỡng cư B. Bò sát
C. Chim D. Thú
Câu 3. Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha trộn. Đây là đặc điểm của:
A. Lưỡng cư B. Bò sát
C. Chim D. Thú
4.. Để phân biệt được 3 bộ trong lớp bò sát: Bộ có Vảy, bộ Cá sấu, bộ Rùa,
người ta chỉ cần dựa vào đặc điểm nào dưới đây ?
A. Hàm hoặc răng
B. Chi và màng nhĩ
C. Hình dạng
D. Lớp da (vảy)
5.. Hoạt động của hệ thống túi khí là đặc điểm hô hấp của:
Advertisements (Quảng cáo)
A. lưỡng cư B. bò sát
C. chim D. thú
Câu 6. Loài thú duy nhất biết bay thực sự là:
A. Thú mỏ vị B. Khủng long cánh
C. Dơi D. Cá voi xanh
7.. Động vật lớn nhất trong các loài động vật là
A. Voi B. Trâu rừng
C. Cá heo D. Cá voi
8.. Dựa vào đặc điểm của bộ răng, thì thỏ được xếp vào bộ nào sau đây ?
A. Bộ Gặm nhấm
B. Bộ Ăn sâu bọ
C. Bộ Ăn thịt
Advertisements (Quảng cáo)
D. Cả A, B và C đều sai.
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát.
2. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn.
3. Nêu những đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
|
X |
|
X |
|
|
|
X |
B |
X |
|
X |
|
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
X |
X |
|
|
D |
|
|
|
|
|
|
X |
II. TỰ LUẬN (6đ)
1. * Đặc điểm chung của lớp bò sát:
Bò sát có ba bộ phổ biến: bộ có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu. Tổ tiên bò sát được xuất hiện cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại Khủng Long. Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
– Da khô, váy sừng khô
– Cổ dài
– Màng nhĩ nằm trong hốc tai
– Chi yếu có vuốt sắc
– Phổi có nhiều vách ngăn
– Tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha
– Là động vật biến nhiệt.
– Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong
– Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn:
– Đầu nhọn, thân ngắn, chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt: để thích nghi với sự di chuyển trên cạn nhất là động tác nhảy
– Mắt có mi giúp ngăn bụi, giữ nước mắt và làm màng mắt không bị khô
– Tai có màng nhĩ giúp ếch nhận được âm thanh trên cạn
– Mũi thông với khoang miệng và phổi giúp ếch ngửi được.
3. Những đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:
– Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc: tạo nên một bề mặt trao đổi khí rất rộng.
– Trong khoang cơ thể có thêm 9 túi khí phân nhánh: dùng để dự trữ khí tới phổi, hỗ trợ lượng lớn không khí thở cho chim trong những chuyến bay dài trên cao.
– 9 túi khí phân nhánh, len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rỗng giữa các xương: giúp giảm trọng lượng cơ thể (làm chim nhẹ hơn) và giảm ma sát giữa các nội quan khi bay
– Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù hợp với nhu cầu ôxi cao ở chim, đặc biệt khi chim bay.
– Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.