Trang Chủ Lớp 7 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 7

Kiểm tra 45 phút Sinh học lớp 7: Đặc điểm của nhóm chim bơi là gì ?

Kiểm tra 45 phút Sinh học lớp 7. Hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm. Trứng có màng dai bao học. Không có chi, không có màng nhĩ. Đây là đặc điểm của đại diện nào sau đây ?

I. TRẮC NGHIỆM: (4đ)

1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Hàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm. Trứng có màng dai bao học. Không có chi, không có màng nhĩ. Đây là đặc điểm của đại diện nào sau đây ?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài

B. Cá sấu Xiêm

C. Rắn ráo

D. Rùa núi vàng

2. Đặc điểm của nhóm chim bơi là gì ?

A. Chim có dáng đứng thẳng, chân ngắn, bốn ngón có màng bơi

B. Không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi với đời sống bơi lội

C. Cánh dài khỏe, có lông nhỏ ngắn và dày, không thấm nước

D. Cả A, B và C đều đúng.

3. Diều của chim bồ câu có tác dụng gì?

A. Tiết ra dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn

B. Tiết ra dịch vị

Advertisements (Quảng cáo)

C. Chứa và làm mềm thức ăn trước khi đưa vào dạ dày

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Nêu các tập tính của hổ ?

1. Săn mồi về đêm, vuốt giương ra khỏi đệm thịt.

2. Săn mồi bàng cách rình, vồ mồi

3. Săn mồi đơn độc

4. Săn mồi bằng cách rượt đuổi mồi.

A. 1, 2, 3                 B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 4.                D. 1, 2, 4

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 2. Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1,

2, 3… trong các câu sau:

Bộ Dơi là thú có cấu tạo…… (1)….. với đời sống bay. Chúng có màng cánh

rộng, thân ngắn và hẹp nên có… (2)….. thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh

hoạt. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây… (3)…. cơ thể. Khi bắt đầu bay,

chân….. (4)….. , tự buông mình từ cao.Bộ            ……(5)…….   thích nghi với đời sống hoàn toàn      (6)        , có cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày,……..            (7)…… biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo,……..(8)……..   nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. So sánh điểm khác nhau về cấu tạo tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

2. Nêu vai trò của lớp lưỡng cư với đời sống con người.

3. Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan dinh dưõng ở chim bồ câu (tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết).

I. TRC NGHIỆM: (4đ)

1.

1

2

3

4

C

D

C

A

2. (1)-thích nghi,      (2) – cách bay          (3) – treo ngược           (4) – rời vật bám

(5) – cá voi            (6) – trong nước     (7) – chi trước              (8) – vây đuôi

II. TỰ LUẬN (6đ)

1. So sánh điểm khác nhau về tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch:

ch

Thằn ln

Tim

Tim 3 ngăn. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Tim 3 ngăn, tâm thất có thêm vách ngăn hụt. Máu pha ít.

Phổi

Phổi đơn giản gồm các túi chứa khí, không có mao mạch bao bọc

Phổi phức tạp có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh

Thận

Trung thận đơn giản

Hậu thận, có khả năng tái hấp thu nước.

2. Vai trò của lớp lưỡng cư với đời sống con người:

– Có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày.

– Tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi…

– Có giá trị thực phẩm: thịt ếch, nhái,…

– Làm thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em: bột cóc, nhựa cóc chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

– Là vật thí nghiệm trong sinh lí học: Ếch đồng,…

3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng ở chim bồ câu (hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết):

Các hệ quan

Các cơ quan trong hệ

Chức năng các hệ cơ quan

Hệ tiêu hoá

– Gồm thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy

– Có sự biến đổi ở ống tiêu hoá (có mó sừng, không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ).

– Tốc độ tiêu hoá cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay

Hệ tuần hoàn

– Tim bốn ngăn chia hai nửa riêng biệt, máu không pha trộn

– Máu vận chuyển trong hai vòng tuần hoàn nhỏ và lớn, có các van giữ cho máu lưu thông theo một chiều nhất định.

– Máu không bị pha trộn đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở chim

– Máu vận chuyển nhanh, cung cấp đủ và ôxi dinh dưỡng giúp cho quá trình trao đổi chất của chim

Hệ hô hấp

– Hô hấp bằng hệ thống ống khí

– Có chín túi khí len lỏi vào phủ tạng

– Làm tăng diện tích trao đổi khí

– Thân chim nhẹ khi bay, tận dụng được ôxi trong hô hấp, giúp thông khí ở phổi

Hệ bài tiết

– Thận sau có số lượng cầu thận khá lớn.

– Không có bóng đái

– Có khả năng hấp thụ lại nước

– Giảm nhẹ trọng lượng

Advertisements (Quảng cáo)