Trang Chủ Lớp 8 Đề thi học kì 1 lớp 8

KCSL môn văn 8 cuối kì 1: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?; Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học? … trong KCSL môn văn 8 cuối kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

1. (3đ)

Đọc đoạn trích sau:

“…Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Lão Hạc-Nam Cao)

a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?

b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?

2. (2đ) Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học?

3. (5đ) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống  chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.


Advertisements (Quảng cáo)

1. a) Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý.

b) – Các thán từ: Này, a.

 – Các tình thái  từ: ạ, à.

c) Đặt câu: Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.

2. * Đặc điểm

– Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

– Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ .

* Các phương pháp

Advertisements (Quảng cáo)

– Nêu định nghĩa, giải thích

– Phương pháp liệt kê

– Phương pháp nêu ví dụ

– Phương pháp dùng số liệu

– Phương pháp so sánh

– Phương pháp phân loại, phân tích.

3.  1.  Mở bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh gia đình chị Dậu.

– Tình huống người kể sang nhà chị Dậu.

2. Thân bài

– Diễn biến sự việc

+ Chị Dậu đang chăm sóc chồng…

+ Thái độ của tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng khi mới đến,  Chị Dậu cầu xin ra sao…

+ Cao trào của sự việc (thái độ hung hãn của tên cai lệ, sự phản ứng qua từng cách xưng hô của chị Dậu, hai bên lao vào…)

+ Kết quả sự việc qua lời khẳng định của chị Dậu…

3. Kết bài

– Ca ngợi hành động của chị Dậu vì thương chồng đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.

– Khẳng định ý nghĩa của quy luật có áp bức, có đấu tranh.

Advertisements (Quảng cáo)