I. Văn – Tiếng Việt: (4đ)
1: (2đ) Cho đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8- Tập1- NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 1đ)
b) Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? ( 0,5đ)
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? ( 0,5đ)
2.: (2 điểm ). Nhận biết
a) Câu ghép là gì? ( 0,5đ)
b) Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1,5đ)
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
Advertisements (Quảng cáo)
II. Tập làm văn: (6đ)
Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích.
I. Văn – Tiếng Việt:
1. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc”.
Tác giả: Nam Cao
b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo.
Advertisements (Quảng cáo)
c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ.
2. – Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
– Câu ghép trong đoạn trích:
+ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
+ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) – kết quả.
II. Tập làm văn:
1. Mở bài:
Giới thiệu chung về con vật nuôi.
2. Thân bài:
– Nguồn gốc: Nó có nguồn gốc từ đâu? Thuộc loại nào?
– Hình dáng:
+ Giới thiệu bao quát con vật (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký? Thân hình ra sao?)
+ Các đặc điểm về ngoại hình của con vật (Đầu, thân, chân, đuôi… mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)
– Đặc tính hoạt động: Thói quen sinh hoạt của con vật.
– Đặc tính sinh sản.
– Cách chăm sóc con vật nuôi.
– Lợi ích của con vật nuôi trong gia đình.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó.