Trang Chủ Lớp 8 Đề kiểm tra 1 tiết lớp 8

Đề thi kiểm tra Vật lý 8 cuối kì 1: Hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra?

Đề cuối kì 1 Vật Lý 8 của:

PHÒNG GD & ĐT HÀ ĐÔNG – TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2017-2018)

 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8

I.Trắc nghiệm khách quan.

*. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn.

1:Càng xuống sâu áp suất của chất lỏng càng tăng vì:

A.trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.

B. độ sâu của cột chất lỏng tăng.

C. trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.

D. diện tích mặt bị ép giảm dần.

2: Mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh của bình thông nhau có cùng một độ cao khi trong bình chứa:

A. Cùng một chất lỏng.

B. hai chất lỏng

C. Cùng một chất lỏng đứng yên.

D. Cùng một chất lỏng đang chuyển động.

3: Nhúng ngập ba miếng kim loại đồng, nhôm, bạc có cùng thể tích vào trong cùng một chất lỏng, biết khối lượng riêng của bạc lớn hơn khối lượng riêng của đồng, khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm, lực đẩy Ác si mét tác dụng lên các vật :

A. Fbạc> Fđồng> Fnhôm.

B. Fbạc< Fđồng< Fnhôm.

C. Fđồng> Fbạc> Fnhôm.

D. Fbạc = Fđồng = Fnhôm.

4: Hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị vỡ.

C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.

5: Lực ma sát là:

A. lực kéo đoàn tầu chuyển động thẳng đều.

B. lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

C. lực giữ cho vật đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.

D. lực làm cho lò so biến dạng.

6: Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 10.000N, độ lớn của lực ma sát lăn khi đó là:

A. Fms = 10.000N                B. Fms ≤ 10.000N

C. Fms ≥ 10.000N                D. Fms > 10.000N

7: Lực nào là áp lực?

A. Trọng lực của người ngồi trên ghế.

B. Trọng lượng của quả cầu treo trên sợi dây.

C. Lực kéo của đầu tàu.

D. Lực ma sát tác dụng lên vật.

8:  Đơn vị vận tốc là :

Advertisements (Quảng cáo)

A. Km.h            B. m.s                 C. s/m                   D. km/h

9: Trường hợp nào áp suất của người lên mặt sàn nhỏ nhất?

A. đứng cả hai chân.

B. đứng co một chân.

C. đứng co một chân nhưng cúi gập xuống.

D. đứng co một chân nhưng tay cầm thêm một quả tạ.

10: Khi hút sữa từ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp sữa bị bẹp lại vì:

A. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm bẹp.

B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm hộp bị biến dạng.

C. sữa bên trong hộp ít dần đi, làm bẹp hộp.

D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp, làm hộp bẹp đi.

11: Xe tăng có bánh bằng xích sắt là để:

A. Tăng khối lượng giúp xe không bị lật.

B. Tăng độ bền tránh nổ lốp, xì hơi.

C. Xe chạy nhanh hơn.

D. Xe không bị lún khi đi vào bùn lầy.

12: Thả một vật rắn vào trong chất lỏng, vật sẽ nổi lên khi:

A. FA< P.            B. FA = P.          C. FA > P.                    D. FA ≥ P.

13: Một người đi bộ từ nhà đến nơi làm việc với vận tốc 4km/h, biết quãng đường dài 1.000m, thời gian người ấy đến nơi làm việc là:

A. 15 phút.         B. 250 giây        C.4 giờ.      D. ½ giờ.

14: Công thức tính áp suất theo áp lực và diện tích bị ép là:

A. p = F.S           B. p = F/S        C. p = S/F        D. F = P/S

15: Khi bút máy bị tắc mực, ta vẩy mạnh mực văng ra. Kiến thức vật lý nào áp dụng để giải thích hiện tượng?

A. sự cân bằng lực.

B. quán tính

C. do sự chuyển động của bút làm mực văng ra.

D. do có lực tác dụng làm thay đổi vận tốc của vật.

16: Ba bình có tiết diện đáy lần lượt là: S1 = 2S2 = 3S3 chứa nước đến cùng một độ cao, áp suất của nước tác dụng lên đáy các bình là:

A. p1 = 2p2 = 3p3         B. p1= p2 = p3.         C. p1<p2<p3         D. p1> p2 > p3.

II. Tự luận.

17. Một ô tô có khối lượng 2000kg, diện tích tiếp xúc của các bánh xe với mặt đường là 250 dm­2.

a) Tính áp suất của xe lên mặt đường?.

b) Xe di chuyển trên đoạn đường 150 km hết 2 giờ 30 phút. Tính vận tốc trung bình của ô tô?

18: Cho một bình hình trụ A có tiết diện đáy 150 cm2chứa nước đến độ cao 40 cm.

a) Tính áp suất của nước lên đáy bình? Biết dn = 10.000 N/m3.

b) Nhúng chìm vào bình vật C có thể tích 400 cm3. Tính lực đẩy Ác si mét lên vật?

c) Nhấc vật C ra khỏi bình A rồi nối bình A trên với bình trụ B không chứa gì có diện tích đáy 50 cm2 bằng một ống nhỏ, dung tích không đáng kể.

+ Có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?

+ Tính chiều cao cột nước mỗi bình khi nước đã đứng yên?

Advertisements (Quảng cáo)