Đề lý 8: Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các đại lượng có trong công thức.
Trường THCS Hoa Lư
Đề Kiểm Tra Học Kì 1 năm 2015 – 2016
Môn: Lý lớp 8
Thời gian làm bài 45 phút
1. (2 điểm)
1. Thế nào là chuyển động đều ? Cho ví dụ minh họa.
2. Thế nào là chuyển động không đều ? Cho ví dụ minh họa
Advertisements (Quảng cáo)
2. ( 1 điểm )
Viết công thức tính áp suất chất lỏng và giải thích các đại lượng có trong công thức.
3. ( 2 điểm )
Tại sao người ta thường khuyên những người lái xe ôtô phải rất thận trọng khi cần hãm phanh xe trên những đoạn đường trơn.
Advertisements (Quảng cáo)
4. ( 3 điểm )
Một vật có thể tích là 2,5dm3 được thả vào một chậu đựng nước (chậu đủ lớn và nước trong chậu đủ nhiều, nước có trọng lượng riêng là 10.000N/m3) thì phần vật chìm nước là 40% thể tích của vật. Tính:
1. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật.
2. Trọng lượng của vật.
3. Trọng lượng riêng của vật
5. ( 2 điểm )
Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.
a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra học kì 1 môn Lý học lớp 8 trường THCS Hoa Lư 2015
Câu | Đáp án | Biểu điểm | ||||||
1 | a. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
b. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
|
(0,5 điểm )
(0,5 điểm ) Hs nêu được ví dụ cho mỗi ý chấm 0,5 điểm
|
||||||
2 | Công thức tính áp suất chất lỏng:
p = d.h Giải thích:
|
( 0,25 điểm )
( 0,25 điểm ) ( 0,25 điểm ) ( 0,25 điểm )
|
||||||
3 | Trên những đoạn đường trơn, lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường rất nhỏ.
Nếu xe hãm phanh đột ngột, do có quán tính, xe sẽ tiếp tục trượt trên mặt đường . Không tuân theo sự điều khiển của người lái xe, xe dễ bị lật nhào rất nguy hiểm.
|
(0.5điểm)
(1điểm) (0.5điểm)
|
||||||
4 | Đổi đơn vị: V = 2,5dm3 = 0, 0025m3.
Thể tích phần vật chìm trong chất lỏng chính bằng thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. V1 = V.40% = 0,001m3. a. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật: FA = d n x V = 10.000 x 0.001 = 10N b. Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đấy Ac-si-met hay P = FA = 10N c. Trọng lượng riêng của vật: |
( 0,5 điểm )
( 0,5 điểm ) ( 0.5điểm ) ( 0.5điểm ) ( 0,5 điểm ) ( 0,5 điểm ) |
||||||
5 | a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là:
p = h.d = 180.10300 = 1854000 N/m2 b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là: Dp = Dh.d = 30.10300 = 309000 N/m2 Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là: p‘ = p + Dp = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m2 |
0,75 điểm 0,75 điểm 0,5 điểm |