Phân tích bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.
MB: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
– Bài thơ diễn tả niềm vui thú chân thực của nhà thơ trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác: vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng vừa như một ẩn sĩ ung dung sống hòa nhập với thiên nhiên.
TB: 1, Niềm vui sống toát lên phong thái ung dung giữa núi rừng.
– Câu thơ đầu có giọng điệu thật thoải mái, thanh thản hòa nhập với nhịp điệu của thời gian:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
+ Câu thơ là hai vế sóng đôi thể hiện nếp sống nhịp nhàng, nề nếp bất chấp hoàn cảnh gian khó thế nào.
+ Như lối sống của một ẩn sĩ thanh tao (Núi láng giềng,chim bầu ban / Mây khách khứa, nguyệt anh tam – Nguyễn Trãi).
– Câu thứ hai pha giọng đùa vui:
Advertisements (Quảng cáo)
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
+ Lương thực, thực phẩm được núi rừng ban tặng đầy đủ đến nước dư thừa (vẫn sẵn sàng: lúc nào cũng sẵn có).
+ Rõ ràng niềm vui thích “thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến thiếu thốn thành dư thừa, biến tham khổ thành sang trọng.
2, Niềm lạc quan toát lên cái “sang” của cuộc đời cách mạng.
Advertisements (Quảng cáo)
– Câu thơ thứ ba cũng chẳng có gì cầu kì, đó hoàn toàn là tả thực:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
+ Núi rừng cho Bác rau măng để ăn, lại sẵn có cho Người, nào bàn, nào ghế đá làm việc.
+ Nhưng câu thơ cũng lại rất “sang”: làm nổi bật lên hình tượng người lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Người dịch sử Đảng để giảng dạy, đào tạo cán bộ cách mạng cho phong trào.
+ “Bàn đá chông chênh”: ba thanh bằng nhẹ nhóm, đối sánh với “dịch sử Đảng” toàn thanh trắc làm nên giọng thơ khỏe chắc, gân guốc: cái bàn chông chênh nhưng lại chắc chắn. Câu thơ vừa thực vừa lớn lao!
+ Như tứ tuyệt cổ điển, thơ tứ tuyệt của Bác thường khắc họa nhân vật trữ tình: nhà thơ, ở câu thơ thứ ba, để tạo đà chuyển sang câu kết, trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Đó là một kết cấu hợp lí.
– Câu kết: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
+ Chỉ một chữ “sang” được nhấn mạnh bởi từ cảm thán “thật là” đối lập với con suối, cái hang, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh, tác giả làm tăng sự khẳng định dứt khoát cuộc sống này hơn hẳn cuộc sống khác trên đời. Bởi vì đó là cuộc đời cách mạng, là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau ba mươi năm xa nước nay được sống giữa lòng đất nước yêu dấu; là niềm vui lớn lao khi Người biết thời cơ cứu nước đã tới gần.
+ Như vậy “thú lâm tuyền” của Bác vừa giống vừa khác các ẩn sĩ: cùng vơi với núi rừng với suối, cũng sống thanh bần, nhưng không quay lưng với đời mà sống giữa đời để làm thay đổi cuộc đời. Nhân vật trữ tình tuy có dáng dấp ẩn sĩ nhưng vẫn là người chiến sĩ.
+ Chữ “sang” chính là “nhãn tự” đã kết tinh và tỏa sáng toàn bài.
KB: “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển (thú lâm tuyền của ẩn sĩ) vừa hiện đại (niềm lạc quan của chiến sĩ); giọng thơ hóm hỉnh, hình ảnh hàm súc.
– Diễn tả sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong bất kì gian nan nguy hiểm nào vẫn ung dung. Với người, làm cách mạng và sống hòa nhập với thiên nhiên là một niềm vui lớn.