Cha ông chúng ta cho rằng:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng (Cãi) cha mẹ trăm đường con hư.
Em hãy giải thích và bình luận ca dao trên.
MB:
– Dân tộc VN có truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao chữ hiếu.
– Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì mới đúng đạo lí ở đời. Để răn dạy thế hệ trẻ, ông cha ta có câu:
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
Advertisements (Quảng cáo)
TB:
1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
– Giải thích các từ ngữ: cá ăn muối: cá ướp, thấm muối (nghĩa tường minh), cá ươn: cá chết, thịt đã biến chất, có mùi hôi (nghĩa chính)
– Giải thích hàm nghĩa của câu ca dao: con cái không nghe theo lời dạy bảo đúng đắn cha mẹ là con hư và khó có thể nên người.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Bình luận về câu ca dao:
+ Mặt đúng:
– Con phải kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con.
– Cha mẹ là những người từng trải, nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cũng mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha mẹ đối với con cái là rất cần thiết, quý báu, con cái nên nghe theo.
+ Mặt bàn thêm:
– Theo quan niệm trước đây: người con phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ (dù đúng hay sai)
– Theo quan niệm ngày nay: người con có quyền bày tỏ ý kiến của mình trước một vấn đề nào đó của gia đình, với thiện chí và mục đích xây dựng. Cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con cái, nếu thấy đúng nên tham khảo.
3. Bài học rút ra từ câu ca dao trên
– Con cái phải lễ phép, kính trọng và vâng lời cha mẹ.
– Vâng lời là biểu hiện của lòng biết ơn và hiếu thảo đối với cha mẹ.
KB:
– Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu ca dao và bài học đạo lí mà ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ trên.